Bản giải phẫu kinh tế Việt Nam 2025: Khi Cỗ Máy Tăng Trưởng cạn nhiên liệu
Đây là căn bệnh ung thư của một nền kinh tế được thai nhóm từ hơn 40 năm trước.
Đây là căn bệnh ung thư của một nền kinh tế được thai nhóm từ hơn 40 năm trước.
Sau khi Liên Xô ngấp nghé trên bờ vực sụp đổ , không còn cách nào nuôi sống chính những đàn em của mình, Bộ chính trị ĐCSVN đứng trước lựa sinh tử: thay đổi để thích nghi hay là chết?
Chúng nó đã thực hiện một giao kèo với quỷ (a Faustian bargain).
Lời hứa đó nói với dân chúng rằng:
"Ta sẽ cho các ngươi tăng trưởng kinh tế thần kỳ, đủ để người dân có cơm ăn áo mặc và quên đi chuyện đòi hỏi tự do chính trị. Đổi lại, bọn ta được giữ nguyên sự độc tôn quyền lực của mình."
Cái giá phải trả cho sự tăng trưởng thần tốc về %GDP bằng con đường dễ đi nhất của kẻ lười biếng:khai thác tài nguyên có sẵn một cách tận diệt.
Tài nguyên đó không phải là dầu mỏ hay khoáng sản.
Nó là ba thứ:
1.Đất đai giá rẻ (thực chất là cướp không từ nông dân).
2.Nhân công giá rẻ (bóc lột sức lao động).
3.Tín dụng giá rẻ (in tiền và vay nợ để bơm vào nền kinh tế).
30 năm qua Đảng đã rất thành công vực dậy nền kinh tế từ top nghèo nhất thế giới sang thu thập trung bình.
Nhưng miếng bánh hời từ sự phát triển đẻ ra một đám quái thai mang tên tầng lớp "tư bản đỏ" (red capitalists).
Đây không phải là những nhà tư bản đi lên bằng sự sáng tạo hay cạnh tranh sòng phẳng.
Đây là những kẻ được tạo ra bởi quyền lực chính trị.
Chúng nó là ai? Là con cháu, là sân sau, là đám có quan hệ với những kẻ có quyền.
Vậy cách nào để biến quyền lực chính trị nhanh nhất thành tiền mặt?
Không có cách nào hay bằng 3 từ bất động sản.
Công thức đấy hoạt động như sau
1.Một quan chức có quyền phê duyệt quy hoạch. Hắn sẽ "bật đèn xanh" cho một dự án của sân sau trên một mảnh đất nông nghiệp giá rẻ mạt.
2.Dự án đó ngay lập tức được ngân hàng (thường là ngân hàng có "quan hệ") bơm cho một lượng tín dụng khổng lồ, thế chấp bằng chính cái dự án trên giấy đó.
3. Giá đất được thổi lên trời. Sân sau bán dự án, thu lợi nhuận kếch xù. Lợi nhuận đó được chia lại cho quan chức.
Cứ thế lặp lại 30 năm nay biến những mảnh đất vốn cho không ai lấy thời kỳ bao cấp thành cỗ máy rửa tiền hoàn hảo, biến chữ ký Quy hoạch đất đai của công thành tiền đút vào túi tư nhân thân hữu.
Toàn bộ nền kinh tế Việt Nam trở thành một sòng bạc khổng lồ, nơi đất đai là những con chip.
Những vụ như ngân hàng SCB - Vạn Thịnh Phát làm lộ ra chuyện sử dụng vốn từ tiền gửi của người dân và phát hành trái phiếu rác không thể trả nợ làm công cụ hút tiền vào cái sòng bạc vô đáy.
Mỗi ngân hàng vừa là sân sau của 1 Đại tư bản đỏ, vừa là những nhà cái, vừa cho vay, vừa bảo lãnh, vừa tham gia cuộc chơi.
Những năm sau COVID khi thị trường đóng băng, cơn sốt bất động sản nguội lạnh mới bắt đầu lộ ra những khối u hào nhoáng nhưng thối rủa.
Căn bệnh ung thư này đang đi đến hồi kết khi đất đai giá rẻ chấm dứt, người trẻ nằm thẳng ngừng cày cuốc mua nhà vì giá cả trên trời.
FDI đang dần rút đi sang các thị trường Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh để thoát đòn thuế từ nhà trắng.
Vậy cái còn lại là tín dụng giá rẻ đang dần sụp đổ do quả bom nợ quá lớn.
Mày đọc cái bài "Nợ xấu nhiều ngân hàng tăng nhanh” của báo tuổi trẻ chưa?
Hay bài"Ngân hàng 'bơm' 1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế, nên mừng hay lo?"
Họ đang phát ra 1 tín hiệu đen tối nhưng được xức nước hoa để giấu mùi xác thối rủa rằng:
Đừng mừng, hãy sợ: 1 triệu tỷ đồng vừa được bơm để cứu những cái xác sống.
Giống như một cái nhà đang cháy thay vì nói "Cháy mẹ rồi chạy ra ngoài nhanh lên" thì chúng nó nói "Căn nhà đang chịu phản ứng hoá học do lửa, mọi người mau chóng di tản sang nơi an toàn" nghe thì êm ái hơn nhưng vẫn đang cố diễn trò mọi chuyện đang trong tầm kiểm soát chứ đếch dám nói thẳng con tàu này đang chìm dần.
Nếu mày thích nghe câu chuyện "trong tầm kiểm soát" thì dừng lại đừng đọc bài này còn nếu Scroll tiếp thì tao không chịu trách nhiệm.
Tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,52%, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ... Đây là mức tăng dư nợ kỷ lục."
Tức là cổ máy in tiền này đang chạy hết công suất bơm ra tín dụng để lấy nợ mới trả nợ cũ chứ chả thành tích gì mà chỉ thấy một sự tuyệt vọng.
"Ngân hàng Nhà nước đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%... yêu cầu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn dễ dàng hơn."
Mệnh lệnh chính trị từ Hà Nội đã ban xuống các ngân hàng Big 4 và đám còn lại rằng phải tạo ra ảo ảnh tăng trưởng bằng mọi giá , sẵn sàng chịu rủi ro chứ cao chứ đếch dám để cỗ máy chết vì hết xăng.
"Phần lớn tín dụng hiện nay chảy vào các doanh nghiệp lớn, có uy tín, hoặc các dự án bất động sản... khiến các doanh nghiệp nhỏ, thiếu tài sản bảo đảm, gặp bất lợi lớn trong việc tiếp cận vốn"
Chúng nó đang tự thú rằng dòng thác tín dụng khổng lồ này đéo chảy vào các khu vực kinh tế như sản xuất, phân phối, tiêu dùng mà chỉ để nuôi con bệnh sống thực vật từ các tập đoàn bất động sản và doanh nghiệp nhà nước lớn đến mức không thể để sụp đổ.
Họ đang dùng máu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chết khát để truyền cho những cái xác sống này.
"Điều kiện vay vốn của ngân hàng vẫn rất khắt khe... nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng các tiêu chuẩn này.
Nghĩa là có sự mâu thuẫn trên bảo dưới đéo nghe.
Mệnh lệnh chính trị từ trên xuống là 'bơm tiền ra'.
Nhưng các ngân hàng thương mại ở dưới, vì sợ chết, vẫn phải giữ các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu.
Kết quả là tiền chỉ đến được tay những kẻ vừa có 'sân sau' chính trị để được duyệt vay, vừa có tài sản thế chấp khổng lồ.
Lại là một vòng luẩn quẩn.
cho vay người trẻ mua nhà ở xã hội (145.000 tỷ)... nông, lâm, thuỷ sản (100.000 tỷ)... hạ tầng chiến lược (500.000 tỷ)."
Vậy cái gói 700.000 tỷ này đang đút vào túi ai?
Báo chí không nói ra nhưng chắc chắc không ngoài 9 cái tên thực sự nắm huyết mạch tài chính Việt Nam là Bộ tứ Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank, cùng với 5 ngân hàng thương mại cổ phần là TPBank, Techcombank, VPBank, MB, và HDBank.
Trong cái gói "nhà ở xã hội" đó chiếm 145.000 tỷ đồng này Big 4 cam kết mỗi đứa 30.000 tỷ còn 5 tay tư nhân kia 5.000 tỷ.
Vậy tập đoàn nào đang xây mấy cái dự án này?
100 dự án đủ điều kiện chắc chắc không ngoài những cái tên quen thuộc là Vingroup (qua Vinhomes), Becamex IDC, HUD, HQC Group... là những kẻ có sẵn quỹ đất, có sẵn dự án, và quan trọng nhất là có khả năng "làm việc" với các địa phương sau sát nhập tỉnh để dự án của mình được đưa vào "danh mục" đủ điều kiện.
Và những cái tên kín hơn là các tập đoàn sân sau địa phương thuộc vòng quan hệ thân hữu của các bí thư, chủ tịch tỷ.
Còn trong gói "hạ tầng chiến lược" trị giá 500.000 tỷ đồng bơm cho ai?
Tuổi trẻ xác nhận 21 ngân hàng thương mại nhưng không nói tên chỉ biết vài thằng như HD Bank tự triển khai 35.000 tỷ.
Đây là "hộp đen" lớn nhất.
"Hạ tầng chiến lược" là một khái niệm cực kỳ rộng, từ giao thông (cao tốc, đường sắt), năng lượng (điện lực), cho đến hạ tầng số (trung tâm dữ liệu).
Ai là kẻ có đủ sức làm những dự án này?
Cũng là các tập đoàn quốc doanh và tư bản đỏ trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng như Tập đoàn Đèo Cả, Vingroup (với các dự án hạ tầng đô thị), có thể cả các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng.
Còn lĩnh vực công nghệ, hạ tầng số chắc chắc sẽ chảy vào các dự án trung tâm dữ liệu, hạ tầng cloud của FPT, Viettel và CMC.
Đừng quên còn các tập đoàn xây dựng lớn của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đang thi công các dự án ODA hoặc BOT tại Việt Nam. Gói tín dụng này có thể là nguồn vốn đối ứng hoặc vốn mồi để triển khai các dự án lớn có yếu tố nước ngoài.
Gói 500.000 tỷ này là "miếng bánh" lớn nhất, và nó sẽ được chia cho những tay chơi có "số má" và có khả năng lobby mạnh nhất ở cấp trung ương.
Vậy còn gói "nông-thuỷ-sản" trị giá 100.000 tỷ đồng còn lại?
Đây là ngành duy nhất có thể chứng minh "Made in Vietnam" để né đòn thuế quan của Trump.
Đây là khoản thu ngoại tệ sẽ còn sót lại để cứu sống nền xuất khẩu của Việt Nam.
Chúng ta biết được rõ ràng 15 cái tên gồm: Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, LPBank, Sacombank, MB, ACB, Nam A Bank, OCB, Eximbank, BVBank, SHB, HDBank, và VietBank.
Agribank chắc chắn là tay chơi chính ở đây.
Cái cụm từ "nông nghiệp công nghệ cao" này không nhắc đến các hộ nông dân tự canh tự tún manh mún mà ám chỉ các dự án của các tập đoàn lớn như Trường Hải (Thaco Agri), Hòa Phát, và một loạt các doanh nghiệp lớn trong ngành chế biến thủy sản, gỗ, và chăn nuôi.
Là những kẻ có khả năng xây dựng các trang trại quy mô công nghiệp, các nhà máy chế biến hiện đại mới là đối tượng chính của các khoản vay lớn này.
Vậy từ 3 gói vay này ta nhận ra điều gì?
Thứ nhất là một nền kinh tế thịnh vượng vượng nhờ quan hệ chứ không phải thực lực kinh doanh.
Bọn như Vingroup, Thaco, Hoà Phát, Sun Group sống không bằng lợi nhuận mà bằng tiền vay (tín dụng) từ mệnh lệnh chính trị của nhà nước.
Không phải cạnh tranh bằng quy luật thị trường mà xé nát sân chơi bằng các gói ưu đãi sinh ra cú điện thoại với quan chức, đảng viên cấp cao.
Không phải nuôi họ vì chúng nó làm ăn hiệu quả mà vì "too big to fail" (lớn đến mức không thể để sụp đổ) về mặt chính trị.
Chính vì hút 1 lượng vốn khổng lồ từ hệ thống ngân hàng , huy động nợ trái phiếu của người dân để hoạt động nên sinh ra bệnh ỷ lại, tham nhũng, sử dụng tồi tệ đéo hiệu quả nảy sinh ra mấy dự án Bất động sản ngàn tỷ rồi đắp chiếu chỉ vì trò vay nợ sau trả nợ trước.
Tụi nó xài chiêu đó vì quá dễ để cấu kết với ngân hàng thân hữu, lấy dự án đang làm để thế chấp trong khi chưa bán ra thị trường, chưa xây xong dù nhà đầu tư đã đặt cọc, trả tiền lãi hằng tháng từ ngân hàng.
Nếu chúng nó thua lỗ, ngân sách nhà nước (tiền thuế của dân) sẽ đứng ra xử lý nợ, tái cơ cấu. Nhưng khi chúng nó có lời, lợi nhuận sẽ chảy về túi một nhóm nhỏ.
Đây không phải là nền kinh tế thị trường. Đây là chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism) được vận hành bằng đòn bẩy ngân hàng.
Nhưng ngân hàng nó đang run vì nợ xấu.
Chính miệng bà Thống Đốc - sếp lớn giữa ngân hàng thừa nhận rằng:
Dư nợ tín dụng/GDP là 134% vào cuối năm 2024... nếu tiếp tục dựa vào nguồn vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro và gây hệ lụy cho nền kinh tế, khó có thể tăng trưởng cao, khó đi đôi với bền vững,
Nói cách khác bà ấy đang la làng giữa quốc hội:
"Cả cái đất nước này đang nghiện nợ! Nợ đã ngập đến cổ rồi! Bơm nữa là chết cả nút!"
Không ai dám nghe tín hiệu cầu cứu này vì người ta sợ đối mặt với chính hiện thực đen tối.
Chính tụi Tây như VIS Rating, Moody's bắt đầu hạ điểm tín dụng tức là nó đang chửi thẳng mặt vào Big 4 rằng:
"Mấy ngân hàng quốc doanh của chúng mày đang ôm một đống bom nợ từ bọn đầu cơ bất động sản và các tập đoàn sân sau sắp chết. Chúng tao không tin chúng mày có khả năng trả nợ nữa."
Đây là tín hiệu đầu tiên cho một cuộc tháo chạy của vốn ngoại.
Cái cụm từ:
Hồ sơ nguồn vốn và thanh khoản toàn ngành suy giảm, do tăng trưởng cho vay vượt huy động tiền gửi.
Nghĩa là hệ thống ngân hàng đang cho vay nhiều hơn số tiền thực có trong túi kiểu có 1 vay 10, nói dân gian là trò lấy mỡ nó rán nó.
Thanh khoản thực sự căng thẳng , Chỉ cần một cú sốc nhỏ, một tin đồn thất thiệt, là có thể xảy ra "bank run" (dân chúng ồ ạt rút tiền).
"Biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng này dự kiến duy trì ở mức... đi ngang... nhưng giảm nhẹ so với cùng kỳ." hoặc "NIM có thể giảm khoảng 10 điểm cơ bản".
Nghĩa là làm hùn hục như trâu nhưng đéo có lãi.
NIM ở đây là thước đo lợi nhuận cốt lõi của ngân hàng khi nó giảm thì phải bơm tiền vay điên cuồng đồng nghĩa với việc bị ép cho vay với lãi suất rẻ mạt đến mức không đủ bùi đắp rủi ro.
Họ đang làm từ thiện bằng tiền của người gửi, và người hưởng lợi là cái đám thân sau.
"Chất lượng tài sản toàn ngành chưa có dấu hiệu cải thiện rõ nét. Nợ xấu và nợ nhóm 2 đều tăng... chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng... được dự báo sẽ tăng."
Cái đống rác nợ xấu đang xình to ra vì chúng nó lấy miếng đất làm thế chấp là chất lượng khoản vay.
Mấy cái khoản nợ này lớn đến mức có nguy cơ không trả nổi.
Và các ngân hàng sẽ phải lấy lợi nhuận ít ỏi của mình ra để chuẩn bị cho viễn cảnh các con nợ xù nợ hàng loạt.
Lấy ví dụ như thằng VP Bank đi. VP Bank bão lái 5.014 tỷ đồng nhưng lại phải tự lấy ra gần 7000 tỷ từ dự phòng chỉ để chuẩn bị đem tiền cho đám vay bậy xù nợ, tiền lớn nhưng không đủ vá được cái hố chôn tự đào.
Nợ xấu tăng 20% lên 34.610 tỷ , nợ mất khả năng trả từ 6.119 lên 8.383 tỷ tức là tiền cho vay chỉ tăng được 5%, thì cái đống nợ thối đã tăng tới 20%.
Tốc độ ung thư di căn đang nhanh hơn tốc độ phát triển của cơ thể. Cái cục "nợ có khả năng mất vốn" chính là những khoản tiền coi như đã vứt mẹ xuống sông rồi, chỉ chờ ngày xóa sổ khỏi báo cáo cho đẹp.
Cái mô hình này lặp lại y hệt ở Techcombank, PGBank, LPBank:
Dư nợ cho vay tăng (vì mệnh lệnh chính trị), nhưng nợ xấu tăng còn nhanh hơn. Chúng nó đang thi nhau bơm nước vào một cái bể đã bị thủng đáy.
SeABank kêu lợi nhuận quý cao nhất lịch sử, VietA Bank nói ghi nhận "nhiều điểm sáng" nhưng mà nhìn số liệu xem có phải nó đang làm cái trò - đảo nợ, chuyển một khoản nợ từ nhóm "xấu vừa" sang nhóm "xấu VCL" để làm đẹp con số tổng không?
Đó là vì chúng nó ghi rằng:
"nợ nghi ngờ giảm mạnh... song nợ có khả năng mất vốn và nợ dưới tiêu chuẩn lại tăng lên
Lợi nhuận kỷ lục có thể đến từ chuyện bán công ty con, toà nhà hoặc thủ thuật tài chính để kiếm thêm con số xanh trên sổ sách chứ không phải từ dòng tiền làm ăn được.
Liệu có phải tiền đến từ đám khách hàng VIP, những "sân sau" đặc biệt, những kẻ vẫn đang được một dòng tiền khác bơm vào để trả nợ đúng hạn, giữ cho báo cáo của ngân hàng được đẹp.
Chúng nó không khỏe hơn, chúng nó chỉ có một nhà bảo trợ tốt hơn... trong lúc này.
Vậy chúng nó đang thực sự nói gì sau cánh cửa kín?
Mày hãy xâu chuỗi tất cả lại.
Một bên, nhà nước ra lệnh phải bơm tiền để cứu các tập đoàn lớn và thị trường bất động sản.
Một bên, việc bơm tiền đó đang giết chết lợi nhuận của chính các ngân hàng, làm tăng nợ xấu, và làm suy yếu năng lực tín nhiệm trong mắt quốc tế.
Nó đang ở trong một cái thế kẹt, một cái "doom loop" kinh điển (vòng lặp hủy diệt). Để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngay lập tức, nó phải tạo ra một cuộc khủng hoảng còn lớn hơn trong tương lai.
Đây là ván bài của một kẻ nghiện nặng: phải chích thêm một liều nữa để qua cơn, dù biết rằng liều tiếp theo sẽ phải mạnh hơn, và cái chết đang đến gần hơn.
Vậy phần còn lại của nền kinh tế "thực" chiếm 95% doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, các công ty sản xuất, dịch vụ thật sự tạo ra giá trị nhận được gì?
Họ đang chết khát vì không được tiếp cận khoản cứu trợ 1 triệu tỷ đồng được bơm ra vì chính tụi ngân hàng sợ nợ xấu nên đưa ra các điều kiện vay vốn cực khắt khe.
Buộc phải đối mặt với lãi suất thực cao hơn, phải có tài sản thế chấp, phải chứng minh hiệu quả kinh doanh. Trong khi đám sân sau chỉ cần đi uống rượu 1 bữa đã có chữ ký phê duyệt.
Không những thế còn gánh chịu bất công mặc dù tạo ra nhiều việc làm nhất.
Tiền bơm ra thị trường khổng lồ nhưng không đi vào sản xuất rạo ra áp lực lạm phát khiến hàng hoá đắt đỏ hơn, chi phí sản xuất buộc tăng lên từ đó lợi thế cạnh tranh về giá thua thiệt.
Thật nghịch lý khi khu vực sống động, sáng tạo và phần lớn công ăn việc làm của xã hội nằm ở khu vực này, nhưng nó lại đang bị bỏ rơi.
Ví dụ như phàn nàn vì Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn về Cảng Cát Lát thay đổi quy định đột nhột mặc kệ sống chết của hàng trăm doanh nghiệp tư nhân giữa thời buổi kinh tế suy thoái.
Họ viết là "thiếu đồng bộ giữa các ngành" nhưng sự thật đó là cuộc chiến giành miếng bánh của các sứ quân địa phương.
Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Kế hoạch Đầu tư, và chính quyền địa phương, mỗi thằng có một quy hoạch riêng, một lợi ích riêng, một "sân sau" riêng.
Mỗi một bộ, một ngành là một cái trạm thu phí.
Càng nhiều cửa, càng nhiều thủ tục thì cơ hội để "bôi trơn", để tạo ra quyền lực từ những con dấu càng lớn.
Đây không phải là sự "yếu kém" về mặt phối hợp.
Đây là một hệ thống được thiết kế để tạo ra ma sát, vì chính ma sát đó nuôi sống một bộ phận không nhỏ trong bộ máy.
Bộ máy quan liêu còn tạo ra cái quy định hoàn thiện toàn bộ hạ tầng mới được kinh doanh cho thấy một sự xa rời thực tế đến mức phi lý của những kẻ làm luật, những người chưa một ngày bước vào môi trường doanh nghiệp.
Họ muốn "quản lý chặt", nhưng thực chất là đang giết chết dự án ngay từ trong trứng nước, làm tăng chi phí và đẩy các nhà đầu tư vào tay các "cò" có khả năng chạy chọt giấy phép.
Doanh nghiệp tư nhân bị kẹt giữa cuộc chiến của các vị thần này, không thể nào đầu tư, kinh doanh dài hạn được vì không biết ngày mai vị thần nào sẽ thắng và thay đổi luật chơi.
Nhà nước đói tiền, đòi móc túi của mày ngay cả khi mày chỉ đang cầm bàn tay trắng
Cuộc cải tổ hành chính quyết liệt không chỉ về địa giới mà là ráo riết thu thuế để nuôi sống bộ máy trong cơn hấp hối giữa cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Ngân sách nhà nước sống bằng ba nguồn thu nhập chính và cả ba đều đang tắc ngẽn.
Một là thuế doanh nghiệp..
Báo cáo của Bộ Tài chính cho 6 tháng đầu năm 2025 cho thấy thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp đã không đạt chỉ tiêu, chỉ bằng khoảng 40% kế hoạch năm.
Tại sao? Vì cái "nền kinh tế thực" mà tao nói , đám doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, xuất khẩu đang ngắc ngoải.
Chúng nó còn không có lãi thì lấy đéo đâu ra tiền mà đóng thuế.
Hai là thuế xuất-nhập khẩu và dầu thô.
Hoạt động thương mại toàn cầu chậm lại, cộng thêm việc các thị trường lớn như Mỹ và EU siết chặt hàng rào kỹ thuật và dọa áp thuế quan, khiến thu từ hải quan cũng hụt hơi.
Dầu thô thì giá cả bấp bênh và sản lượng khai thác trong nước ngày càng giảm.
Cuối cùng là Tiền từ Đất đai và Doanh nghiệp Nhà nước (SOEs)
Thị trường bất động sản đóng băng từ năm 2024 đến giờ khiến các khoản thu từ tiền sử dụng đất gần như bằng không.
Còn đám "quả đấm thép" SOEs thì phần lớn là những cái xác sống đang chờ bơm tín dụng, báo lỗ liên miên, thì lấy đâu ra mà nộp ngân sách.
Tiền ra như thác lũ.
Không những thiếu hụt mà còn phải chi vào đầu tư công để giữ nền kinh tế èo uột và con số GDP trông có vẻ đẹp.
Thực chất đây là lấy tiền thuế của tương lai (qua việc đi vay) để chi tiêu trong hiện tại.
Nó là một liều thuốc giảm đau đắt đỏ, nợ thì tăng ngay lập tức nhưng hiệu quả thì phải chờ rất lâu.
Khoản chi thứ hai là chi trả nợ cũ.
Cái núi nợ công và nợ được chính phủ bảo lãnh từ những năm trước giờ đã đến kỳ phải trả cả gốc lẫn lãi.
Đây là khoản chi không thể hoãn.
Báo cáo của World Bank cuối năm 2024 đã cảnh báo về nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2025-2026.
Hà Nội đang ở trong tình trạng phải đi vay nợ mới chỉ để có tiền trả lãi cho nợ cũ trong khi bị trừ điểm tín dụng làm khó vay , lãi cao hơn.
Khi một cái túi đã rỗng, tiền vào thì ít, tiền ra thì nhiều, một kẻ cùng đường sẽ làm gì?
Nó sẽ lục lọi mọi ngóc ngách, vơ vét mọi thứ có thể.
Cái vụ thu thuế cổ tức bằng cổ phiếu:
Chúng nó không còn đủ kiên nhẫn để chờ mày bán cổ phiếu nữa. Chúng nó cần tiền tươi ngay lập tức, dù cho hành động đó có bóp chết thị trường chứng khoán.
Cuộc tổng rà soát và truy thu thuế các hộ kinh doanh cá thể:
Cái mà chúng nó gọi là "chống thất thu" thực chất là hành động đưa tay vào cái túi nhỏ bé của bà bán phở, ông sửa xe.
Siết chặt hải quan, thuế nhập khẩu:
Các doanh nghiệp nhập khẩu đang kêu trời vì bị kiểm tra gắt gao hơn, bị áp những khoản thuế và phí vô lý hơn chỉ để đẹp lòng Trump rằng "chúng tôi đang chống hàng TQ đội lớp".
Đây không phải là những chính sách riêng lẻ.
Đây là những biểu hiện của cùng một căn bệnh: cơn đói tiền mặt của một nhà nước có ngân sách đang trên bờ vực khủng hoảng.
Nó đang ở trong một vòng xoáy tử thần về tài khóa.
Chúng nó buộc phải "vắt kiệt" các nguồn thu còn lại để bù đắp thâm hụt.
Nhưng chính hành động vắt kiệt đó lại làm tổn thương nền kinh tế thực, khiến các doanh nghiệp càng yếu đi.
Nền kinh tế càng yếu, ngân sách trong tương lai lại càng thâm hụt.
Và chúng nó lại càng phải vắt kiệt hơn nữa.
Vậy thì, cỗ máy tăng trưởng dựa trên ba tài nguyên giá rẻ (đất, lao động, tín dụng) của Việt Nam đã hết nhiên liệu và đang chết.
Đây không còn là một giai đoạn suy thoái tạm thời. Đây là điểm kết thúc của một mô hình. Cái giá phải trả không chỉ là những con số GDP xấu xí trong vài quý.
Hệ quả trực tiếp là sự phá sản của khế ước xã hội (the social contract).
Cái "giao kèo với quỷ" đó nói rằng: "Chúng tôi mang lại thịnh vượng kinh tế, các anh im lặng về chính trị".
Nhưng khi vế đầu tiên của giao kèo – sự thịnh vượng không còn nữa, thì vế thứ hai sẽ bị thách thức.
Người dân, đặc biệt là giới trẻ, khi không còn nhìn thấy con đường đi lên bằng lao động chân chính (mua nhà, lập nghiệp), họ sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về tính chính danh của cả hệ thống đảng cầm quyền.
Sự phẫn nộ âm ỉ sẽ chuyển thành sự bất tuân dân sự quy mô nhỏ, sự "nằm thẳng", sự mất niềm tin hoàn toàn vào các định chế.
Hệ quả thứ hai là một cuộc khủng hoảng tài khóa quốc gia đang cận kề.
Khi kinh tế thực chết, doanh nghiệp không có lãi để đóng thuế. Khi bất động sản đóng băng, nhà nước mất nguồn thu khổng lồ từ đất đai.
Trong khi đó, các khoản chi lại phình to ra: chi để trả nợ cũ, chi để cứu các "tập đoàn xác sống", chi để duy trì bộ máy.
Điều này sẽ buộc nhà nước phải làm hai việc: một là in thêm tiền (gây ra lạm phát phi mã trong tương lai), hai là đi vay nợ nước ngoài nhiều hơn.
Cả hai con đường đều dẫn đến việc chủ quyền kinh tế quốc gia bị suy yếu, khiến Việt Nam dễ bị tổn thương hơn trước các áp lực từ bên ngoài, dù là từ Washington hay Bắc Kinh.
Hệ quả cuối cùng, và đáng sợ nhất, là sự tê liệt và xung đột trong chính nội bộ bộ máy.
Khi miếng bánh kinh tế nhỏ lại, cuộc chiến giành giật tài nguyên giữa các phe phái chính trị sẽ trở nên khốc liệt hơn.
Chiến dịch "đốt lò" sẽ không chỉ còn là chống tham nhũng, mà sẽ được dùng như một công cụ thanh trừng lẫn nhau.
Các quyết sách kinh tế sẽ trở nên thất thường, giật cục, vì không một chính sách nào có thể làm hài lòng tất cả các nhóm lợi ích.
Các quan chức địa phương sẽ co cụm, chỉ lo bảo vệ "lãnh địa" của mình, tạo ra một tình trạng "trên bảo dưới không nghe" trên diện rộng.
Có ba biến số lớn nhất sẽ quyết định tương lai của Việt Nam trong 3-5 năm tới:
Chính sách của Hoa Kỳ dưới thời Trump: Liệu Trump có áp thuế quan trừng phạt hàng loạt lên Việt Nam vì cho rằng đây là "sân sau" của Trung Quốc không?
Khả năng quản trị khủng hoảng của bộ máy: Liệu giới lãnh đạo hiện tại có đủ quyết đoán và đoàn kết để thực hiện những cải cách đau đớn, hay sẽ bị tê liệt bởi đấu đá nội bộ?
Điểm bùng phát (Trigger Point): Liệu sẽ có một "sự kiện thiên nga đen" nào đó châm ngòi cho khủng hoảng không? (Ví dụ: một ngân hàng lớn sụp đổ, một tập đoàn bất động sản lớn vỡ nợ không cứu được).
Từ ba biến số này, ta có thể vẽ ra ba kịch bản chính:
Kịch bản 1: "Lê Lết Qua Ngày" (The Muddle Through).
Đây là kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất.
Trong kịch bản này, không có cú sốc lớn nào từ bên ngoài (Trump chỉ dọa chứ không áp thuế ồ ạt).
Lãnh đạo trong nước dùng quyền lực chính trị và các nguồn lực cuối cùng của nhà nước để "câu giờ".
Họ tiếp tục bơm tín dụng có chọn lọc để giữ cho các "xác sống" không chết hẳn, tung ra các gói kích thích kinh tế nhỏ giọt, và siết chặt quản lý xã hội để dập tắt các mầm mống bất ổn.
Nền kinh tế sẽ không sụp đổ tan tành, nhưng sẽ chìm vào một thời kỳ trì trệ kéo dài, tăng trưởng lẹt đẹt 1-2%, giống như Nhật Bản trong những "thập kỷ mất mát".
Xã hội sẽ bức bối, ngột ngạt nhưng không có biến động lớn. Đây là kịch bản chết mòn từ từ.
Kịch bản 2: "Hạ Cánh Cứng" (The Hard Landing).
Trong kịch bản này, một cú sốc xảy ra.
Ví dụ, Trump đột nhiên quay lại áp thuế 46% lên hàng dệt may và đồ gỗ của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu sụp đổ, kéo theo làn sóng phá sản của các doanh nghiệp sản xuất.
Một ngân hàng thương mại lớn, do ôm quá nhiều trái phiếu bất động sản, tuyên bố mất khả năng thanh khoản.
Hiệu ứng domino xảy ra, gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện.
Đồng nội tệ mất giá thảm hại.
Để cứu vãn tình hình, Việt Nam có thể phải tìm đến một gói cứu trợ của IMF, và chấp nhận thực hiện những cải cách kinh tế cực kỳ đau đớn theo yêu cầu của họ (thả nổi tỷ giá, tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, cắt giảm chi tiêu công...).
Kịch bản này sẽ mang lại sự hỗn loạn và đau khổ cho xã hội trong ngắn hạn (2-3 năm), nhưng có thể tạo ra một cơ hội để tái cấu trúc lại toàn bộ nền kinh tế một cách triệt để.
Kịch bản 3: "Bẻ Lái Từ Bên Trong" (The Internal Pivot).
Đây là kịch bản ít khả năng nhất nhưng không phải là không thể.
Một phe nhóm có tư tưởng cải cách mạnh mẽ giành được quyền lực chi phối trong nội bộ.
Nhận thấy nguy cơ sụp đổ từ kịch bản 2, họ quyết định hành động trước.
Họ thực hiện một cuộc "đại phẫu" từ trên xuống: chấp nhận cho một vài "tài phiệt đỏ" lớn sụp đổ để làm gương, thực hiện các cải cách thực chất để làm trong sạch hệ thống ngân hàng, và chuyển hướng nguồn lực quốc gia từ bất động sản sang các ngành công nghệ cao và nông nghiệp bền vững.
Kịch bản này đòi hỏi một ý chí chính trị phi thường và sẽ vấp phải sự kháng cự dữ dội từ các nhóm lợi ích. Nó sẽ gây ra những xáo trộn chính trị lớn, nhưng là con đường duy nhất để Việt Nam tự cứu mình mà không cần đến "bác sĩ" IMF.
Vậy chúng ta những người Việt Nam đang ngồi con thuyền này thì làm gì tiếp theo đây sau khi đã nhìn thấy được hết bàn cờ?
Bây giờ mày đã có bản đồ các kịch bản, hãy dùng nó.
Đừng đọc tin tức một cách bị động nữa.
Hãy đọc để tìm kiếm các tín hiệu (signals) cho thấy kịch bản nào đang diễn ra:
Nếu mày thấy tỷ giá USD chợ đen tăng vọt, nhà nước bắt đầu siết chặt các quy định chuyển tiền ra nước ngoài, đó là dấu hiệu của Kịch bản 2 (Hạ Cánh Cứng) đang đến gần.
Nếu mày thấy một nhân vật "tài phiệt đỏ" thuộc hàng "bất khả xâm phạm" bỗng nhiên bị bắt, hoặc một loạt các chính sách cải cách thị trường thực chất được đưa ra, đó có thể là dấu hiệu của Kịch bản 3 (Bẻ Lái).
Nếu mọi thứ cứ tiếp tục như hiện tại, các gói cứu trợ bất động sản vẫn được tung ra, các bài báo vẫn ca ngợi sự ổn định, đó chính là Kịch bản 1 (Lê Lết) đang vận hành.
Mày không thể lái con tàu quốc gia, nhưng mày hoàn toàn có thể lái chiếc xuồng cứu sinh của riêng mình.
Và trong cơn bão, một chiếc xuồng nhỏ, linh hoạt và được chuẩn bị kỹ lưỡng đôi khi lại có cơ hội sống sót cao hơn cả con tàu lớn đang mục ruỗng từ bên trong.
Bài viết hay và rất chi tiết bác bocchi ạ, mạn phép cho em hỏi bác có làm bên cánh báo chí không? Làm sao có thể có khả năng tổng hợp thông tin đa lĩnh vực như bác? Em mới đọc các bài viết viettalk mấy ngày gần đây thật sự nể phục bác.