Bóng ma chiến tranh Iraq vẫn đang ám ảnh thế giới , WW3 đã tới chưa?
WW3 đã bắt đầu chưa? Cuộc chiến giữa Iran-Israel sẽ kéo thế giới đi tới đâu?
Tất cả đều đang lặp lại cùng một kịch bản đã diễn ra cách đây 20 năm trước.
Nếu thằng nào quên thì bọn Mỹ, Israel, Phương Tây từng cáo buộc chế độ độc tài Saddam Hussein sở hữu vũ khí huỷ diệt hàng loạt rồi đổ quân vào lật đổ chế độ cuối cùng đếch có cái mẹ gì xảy ra.
Và rồi tới cú đấm thứ hai: Abu Ghraib.
Hình tra tấn tù nhân Iraq lộ ra gây sốc toàn thế giới.
Ảnh lính Mỹ bắt tù đứng trên thùng, trùm bao, nối dây điện như địa ngục trần gian. “Cơn địa chấn toàn cầu,” phóng viên Martha Raddatz nói. Cả thế giới đổi cách nhìn về Mỹ."
al-Qaeda nổi dậy ở Iraq. Tụi nó bắt đầu đánh bom hàng loạt, kéo Iraq vào nội chiến giáo phái.
Còn ở Afghanistan, quân Mỹ dính bẫy xây giếng, dựng chợ, bắt tay mấy tộc trưởng địa phương để mua lòng dân nhưng kết quả là… chết thêm lính.
Hơn 8500 lính Mỹ chết ở Iraq và Afghanistan cuối cùng tháo chạy bằng trực thăng ra khỏi Kabul , một cảnh tượng chả khác gì Sài Gòn năm 1975.
Trung Đông thì tan hoang, Lính Mỹ trở về thì thương tật, mắc PTSD bị VA (Bộ cựu chiến binh) bỏ rơi chỉ có ... đám tài phiệt dầu mỏ nhảy giành mấy mỏ dầu ngon lành được chia và đám tổ hợp công nghiệp chiến tranh kiếm bộn tiền.
Lockheed Martin, Raytheon, General Dynamics, Northrop Grumman, Boeing Defense.
Nghe quen không?
Mỗi lần có chiến tranh, cổ phiếu tụi này nhảy như trúng số.
Sau 11/9, ngân sách quốc phòng Mỹ tăng gần gấp đôi chỉ trong 4 năm.
Mỗi quả bom rơi xuống Fallujah là một đồng USD bay vào túi tụi này.
Khi Mỹ đánh sập Iraq, câu hỏi không phải là “ai sẽ xây lại?” mà là “ai sẽ được hợp đồng?”.
Halliburton, tập đoàn từng do Dick Cheney (phó tổng thống Mỹ) làm CEO, nhận ngay hàng chục tỷ USD từ các gói “tái thiết”, không cần đấu thầu.
Mày không nghe lầm đâu ,không cần đấu thầu. Tức là chính phủ Mỹ rót tiền thuế của dân vào công ty cũ của thằng đang làm lãnh đạo quốc gia.
Blackwater (sau này đổi tên thành Xe, rồi thành Academi) thì là tay đao phủ trong bóng tối , lính đánh thuê kiểu Mỹ, không luật lệ, không kiểm soát, bắn chết dân cũng không bị truy tố.
Nó nhận hàng tỷ USD để “bảo vệ các đoàn tái thiết” , tức là bảo kê cho các tập đoàn Mỹ vào hút tài nguyên trong lúc dân Iraq chưa kịp chôn người chết.
Tái thiết với tụi nó không phải là dựng lại trường học mà là dựng lại đường ống dầu, hạ tầng truyền dẫn tài nguyên, và một hệ thống chính trị bù nhìn để hợp pháp hóa toàn bộ chuỗi ăn chia.
Chương trình “Oil for Food” của Liên Hiệp Quốc sinh ra để cho Iraq bán dầu lấy lương thực sau cấm vận, nhưng Mỹ nắm trọn vai điều phối.
Cơ chế thì nghe có vẻ nhân đạo nhưng trong tay CIA và Bộ Ngân khố Mỹ, nó thành công cụ kiểm soát hoàn toàn dòng dầu Iraq.
Mỗi thùng dầu đều phải “thông qua” cái gọi là Ủy ban 661, mà Mỹ ngồi trên đầu.
Mỹ chặn bất cứ giao dịch nào không có lợi, ưu tiên công ty thân hữu, cho phép “mua dầu đổi lấy hợp đồng tái thiết” mà không cần công khai.
Cái chương trình đó vốn là dây cương nhân đạo biến thành dây thòng lọng siết cổ kinh tế Iraq, rồi dẫn tới cái cớ “Saddam gian lận Oil for Food” để khởi chiến luôn.
Và khi đánh xong?
Dầu Iraq được đưa vào hệ thống “Production Sharing Agreements” , kiểu hợp đồng cho phép ExxonMobil, Chevron… vào hút dầu với điều kiện cực kỳ có lợi, gần như độc quyền. Không cần chiếm đóng lâu dài, chỉ cần khống chế cơ sở hạ tầng và điều khoản pháp lý.
Chính bọn báo chí Mỹ vướng máu trên tay , bịa chuyện mở ra địa ngục làm hàng triệu người dính líu vào vòng xoáy.
Judith Miller của New York Times trích nguồn từ đám tay trong ở Lầu Năm Góc, đưa tin dối trá về “ống nhôm uranium”, “vũ khí sinh học di động”, “Saddam liên hệ al-Qaeda”. Sau đó New York Times phải thừa nhận là “pattern of misinformation” .
Fox News thì phát rồ lên với các bản tin “Saddam sắp ném bom hạt nhân”, CNN thì rải clip tên lửa “tấn công đúng mục tiêu”, còn Washington Post thì viết xã luận ủng hộ chiến tranh mỗi ngày.
Tụi nó không bị lừa.
Tụi nó chọn tin, chọn in, và chọn im lặng khi biết sự thật.
Có ký giả hỏi “nếu không in tin đó thì sao?” – thì biên tập viên trả lời:
“Tụi tao sẽ mất độc giả vào tay bọn phát cuồng vì chiến tranh.” > “The Times and Post, for example, were worried about being scooped or losing readers to more rah-rah outlets.”
Tức là: lấy chiến tranh làm content. Lấy xác người làm tin nóng. Lấy lời dối trá để kiếm lượt xem.
“Most mainstream coverage of Iraq before the war was mindlessly stenographic. Reporters too often simply relayed assertions by administration officials without sufficient skepticism—or any at all.”
Nghĩa là: báo chí không kiểm chứng, chỉ chép lại lời chính phủ như con vẹt.
Lịch sử đang lặp lại, thằng Netayahu nhiều lần cáo buộc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân từ năm 2011 nhưng chính. Cơ quan năng lương lượng nguyên tử của LHQ khẳng định không có.
Thêm nữa Tulsi Garban - Giám đốc CIA , phe MAGA của Trump khẳng định trước Quốc Hội Hoa Kỳ tương tự.
The IC continues to assess that Iran is not building a nuclear weapon and Supreme Leader Khamenei has not authorized the nuclear weapons program that he suspended in 2003,” she told the committee bluntly. Gabbard was echoing an assessment that U.S. intelligence agencies have been making since 2007.
Trump nghe xong rồi thì vẫn khăng khăng ảo tưởng mình đúng như cũ: "I don't care what she said. I think they were very close to having one." Đúng là trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
Trong nội bộ băng MAGA đang chia rẽ vì cái vụ này. Trump hốt phiếu nhờ tạo hình ảnh "America First", "Mr Peacemaker" cho đám cựu binh Iraq bị lừa đếch muốn nước Mỹ phải đổ máu cho nước ngoài thêm lần nữa.
Turker Carlson , Steve Bannon , Marjorie Taylor Greene, Matt Gaetz , Charlie Kirk đợt này đéo thèm nghe giáo chủ Trump nữa chống thẳng mặt luôn.
Trong khi cánh diều hâu như Ted Cruz, Marco Rubio, Lindsey Graham, Tom Cotton - toàn tín đồ Zionist thuần thành như mọi khi thúc giục phải đứng về phía Israel, hỗ trợ đánh bom bunker-buster tiêu diệt nhà máy hạt nhân Iran.
Sean, Hannity, Marklin trên Fox News và Post kêu “không thể bỏ lỡ cơ hội đập Iran khi có thể” .
Bọn này xài từ "regime change" (thay đổi chế độ) nghe mỹ miều chứ thực ra trong đầu nó muốn nói "overthrown" (lật đổ).
Luật quốc tế như giấy vệ sinh vì giờ chính thằng cường quốc số 1 thế giới lại một lần nữa phá vỡ.
Theo hiến chương LHQ, *Hành động tấn công một quốc gia không tấn công mình trước = vi phạm.
Tụi media Tây đang xài cái định nghĩa “preventive strike” (tấn công ngăn chặn) nhưng thật chất là “war of aggression” (chiến tranh xâm lược) theo luật Nuremberg.
Tức là Mỹ đang làm điều từng kết tội phát xít Đức đã làm ở Ba Lan.
Nếu ai còn nhớ tòa án Nuremberg, thì cuộc chiến này đang xé nát chính thứ luật pháp mà Mỹ từng dựng ra để trừng phạt kẻ khác.
Trump thì đang chần chừ, lưỡng lự giữa hai phe. đánh bài câu giờ. Vừa đe doạ đòi "iran đầu hàng vô điều kiện" vừa giữ thái độ nửa có nửa không "I may do. I may not do it" lại còn kêu hoãn 2 tuần để "cân nhắc".
Trò này y chang hai chục năm trước cãi nhau xem có nên đánh Iraq không lúc đó tụi nó hỏi câu “Saddam Hussein có vũ khí hủy diệt hàng loạt không?”
Nếu có, Mỹ phải đánh để lật đổ ông ta. Nếu không, thì cứ cấm vận, thỉnh thoảng ném bom cho sợ là đủ.
Sau đó? Đếch có cái vũ khí huỷ diệt nào mà giả sử có thật thì việc Mỹ tấn công lại càng khiến hắn nổi điên lên xài hết món độc trong tay cho biết mùi nên kể cả khi biết Saddam có vũ khí thì đánh không chỉ sai mà còn sai nặng hơn.
Nói trắng ra, cái lý do “vũ khí hủy diệt” chỉ là cái cớ. Mấy kẻ hô hào đánh Iraq lúc đó đâu phải vì sợ vũ khí gì.
Tụi nó muốn khẳng định sức mạnh Mỹ sau vụ 11/9.
Muốn vẽ lại bản đồ Trung Đông theo kiểu của mình. Kết quả: đúng là có đánh, có thay đổi, nhưng không như tụi nó mong.
Bây giờ 20 năm đã qua, mục tiêu lần này là Iran. Nước Mỹ dưới thời Trump lại lặp một trò cũ: đánh một nước Trung Đông không hề đe doạ mỹ trước.
Câu hỏi lần này là: “Iran có đang chế bom hạt nhân không?”. Nếu mày tin là có, thì mày sẽ ủng hộ việc Mỹ tấn công mấy cơ sở hạt nhân Iran.
Mỹ vốn luôn nói: “Iran không được có bom hạt nhân.” Nếu đàm phán không xong dù Israel chính là thằng phá đàm phán, đánh luôn không đợi Washington D.C phê duyệt.
Đây không phải là chiến tranh Mỹ muốn mà là cái bẫy chiến tranh được đạo diễn từ Tel Aviv, với Mỹ là diễn viên chính bất đắc dĩ
Nghe ngu thật vì CIA khẳng định Iran chưa quyết định chế bom, chưa đủ linh kiện, mới làm uranium sẵn thôi còn đang đàm phán hiện đang tới phiên thứ 6 định họp vào chủ nhật thì thằng Netayahu đánh luôn thứ sáu ngày 12.
Israel không đánh vì hoà bình hay chính nghĩa, nó ngăn đàm phán thành công. Vì nếu Mỹ thực sự đạt thoả thuận, Iran gỡ cấm vận , hồi phục kinh tế dần ổn định lại, vị thế cạnh tranh bá chủ Trung Đông lại lệch cán cân.
Tel Avit không muốn một Iran có bom nhưng giàu có, ổn định thậm chí hợp tác với cả Ả Rập Saudi là thứ khiến Israel sợ nhất: hai thằng kẻ thù lớn nhất bắt tay với nhau.
Trump với bộ ngoại giao đang bán thoả thận đưa Iran vô khu vực hợp tác uranium hoà bình , chỉ làm giàu ở mức 3.65% tương tự JCPOA như cũ. Xa hơn nữa, biết đâu Mỹ sẽ bình thường hóa quan hệ với Iran, và rút khỏi Trung Đông như từng mơ.
Nhưng đó là kịch bản đẹp nhất cho Trump khi vẫn giữ được hình ảnh Mr Peacemaker. Netayahu không muốn vậy không chỉ vì sợ mà nếu trung đông thực sự hoà bình thì ai sẽ mua vũ khí israel làm ra?
Nên nó đánh trước, hạ hệ thống phòng không của Iran. Iran lúc đó mới vừa mất đồng minh lớn ở Syria và Lebanon. Một đòn sấm sét, hi vọng Mỹ nhảy vô đánh tiếp, hoặc ít nhất dọn dẹp giùm nó phần còn lại.
Mà Mỹ bước vô Iran chả khác nào đặt chân vào địa ngục. Iran có 90 triệu dân ngang ngửa Việt Nam, địa hình khó nuốt toàn đồi núi và quan trọng ... đéo phải chỗ cần Mỹ can thiệp nữa. Mỹ có thể bị đánh trả, dính vô một cuộc chiến dai dẳng, không hồi kết, một Vietnam War ở Trung Đông sẽ kéo nước Mỹ sa lầy y hệt Afghanistan.
Một cuộc chiến dai dẳng không hồi kết diễn ra, đây là Iran với nhà nước thần quyền có kỷ luật và lý tưởng chống Phương Tây đến cùng chứ không phải chế độ Hussein.
Dù trong viễn cảnh đẹp nhất, Iran đầu hàng lẹ, Israel thôi bắn, thì cái giá vẫn không hề nhỏ.
Một trái bom ném từ máy bay B-2 không chỉ là nút bấm mà là cả hệ luỵ kéo theo về sau từ quyền lực, công nghệ và máu.
B-2 Spirit trị giá 2 tỷ USD/chiếc có khả năng tàng hình, chọc thùng hệ thống radar Iran nhưng không thể bay một mình tới Iran do chỉ bay được tối đa ~11.000 km mà cần hệ thống tiếp dầu trên không (KC-135, KC-46), mạng lưới vệ tinh định vị GPS/MUOS, và phi đội yểm trợ từ xa.
Nói cách khác: nó là con dao găm được cả cơ thể quân đội Mỹ đưa tới sát tim kẻ địch.
Trump quyết định "OK, ném đi" thì nó cần phải đủ na điều kiện:
Một là bay từ căn cứ Diego Garcia ở Ấn Độ Dương của quốc gia Mauritius - Anh tiếp tục chơi trò thực dân bằng cách "thuê 99 năm" , Mỹ đang xài ké cái này nhưng thủ tướng Starmer đang bị áp lực nội bộ trong việc cho Mỹ mượn để tấn công.
Hai là phải tiếp dầu ít nhất 2-3 lần tuỳ lộ trình bay vì không được tiếp đất nếu bị các quốc gia đồng minh từ chối trung chuyển.
Ba là có lệnh chiến thuật từ CENTCOM (Bộ Tư lệnh Trung Đông của Mỹ, trụ sở ở Florida) và xác thực từ Bộ Quốc phòng Mỹ.
Trump phê duyệt rồi thì đây là tín hiệu gửi tới toàn thế giới: gây chiến với khu vực Trung Đông.

Bom được thả thì sẽ dùng GBU-57A/B Massive Ordnance Penetrator (MOP) là loại siêu bom phá hầm, nặng 14 tấn, xuyên sâu 60 mét bê tông , dùng để phá các cơ sở hạt nhân nằm sâu dưới lòng đất như Fordow hoặc Natanz.
GBU cần được GPS dẫn đường liên tục , v cập nhật bản đồ mục tiêu siêu chi tiết, bao gồm đánh giá địa chất để tính độ xuyên phá tức là lộ ra chuỗi gián điệp, vệ tinh, và drone liên tục bám đuôi Iran suốt hàng năm trời.
Dân Iran sẽ không quên bị tấn công. Họ sẽ tấn công căn cứ Mỹ ở Iraq, Syria, Qatar, UAE đồng tiếp tục phóng drone tới Israel, Hamas-Hezbolla sẽ không để yên cho Tel Aviv.
Dân Israel sẽ không tin tưởng kẻ mình vừa đánh.
Tàu chở dầu sẽ né đi qua eo biển Hormuz , 20% nguồn dầu toàn cầu bị gián đoạn dẫn tới chuyện giá dầu nhảy lên 150-200 USD/thùng làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế hậu đại dịch COVID.
Nếu Nga và Trung Quốc thấy Mỹ “chơi láo” qua mặt, có thể dùng chớp cơ hội này để mở mặt trận khác - Đài Loan hoặc Ukraine đổi cục vì tụi nó biết Mỹ không thể tập trung cùng lúc hai mặt trận.
Trong nội bộ NATO sẽ không đồng lòng: Pháp, Đức, Thổ phản đối; Anh đứng giữa; Ba Lan, Baltics thì giữ im lặng chờ kèo.
Trong khối Ả Rập sẽ coi như đây là "thập tự chinh" phiên bản mới, tạo ra phong trào hồi giáo cực đoan ISIS 2.0 trở lại như cách Mỹ đã làm trước đây.
Ả Rập Saudi sẽ không dám công khai đứng về phía Israel nếu Mỹ tấn công Iran. Kịch bản Abraham Accords có thể đổ sập. Qatar, Iraq, Syria sẽ trở thành nơi hứng đạn nếu chiến tranh lan rộng.
Còn dân Mỹ?
Họ sẽ thấy rằng kể cả khi bầu tổng thống hô khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”, thì Mỹ vẫn đi đánh trận vì nước khác, vẫn bỏ mặc hàng đống vấn đề nội địa để chơi trò bá chủ xa xôi
Còn nếu Mỹ tỉnh ra, không nhảy vô cuộc chiến này, thì mọi thứ có thể mở ra theo hướng khác. Mỹ có thể ưu tiên dân mình thay vì nuôi thù vặt.
Có thể thôi sống trong nỗi sợ mù quáng. Có thể cắt đứt cái dây xích bị đồng minh kiểu Israel giật mũi, lôi kéo vô mấy vụ rối loạn không liên quan.
Cuối cùng kẻ hưởng lợi chỉ toàn đám diều hâu hiếu chiến làm giàu từ chiến tranh:
Northrop Grumman – hãng chế tạo B-2.
Raytheon và Boeing – làm bom GBU-57 và hệ thống dẫn đường.
Lockheed Martin – kiểm soát phần lớn chuỗi vệ tinh điều phối.
DoD + CENTCOM + NSC – hội đồng an ninh quốc gia Mỹ. Và cuối cùng chính là Israel , cụ thể là tình báo unit 8200 thuộc Mossad là đứa đưa thông tin mục tiêu, bản đồ cơ sở hạt nhân ngầm, thúc ép hành động trước khi thỏa thuận hạt nhân tái khởi động.
Bọn này làm SIGINT (tình báo tín hiệu), chuyên hack và thu thập dữ liệu điện tử. Trước đây từng phối hợp với NSA viết mã độc Stuxnex phá hệ thống ly tâm ở Natanz (2010).
Lần này khả năng rất cao mọi bản đồ mục tiêu, độ sâu địa chất, bản thiết kế đường hầm Fordơ đều qua tay tụi nó và nằm sẵn trên bàn ở Lầu Năm gốc.
Không có Unit 8200 làm gián điệp từ trước, thì đéo có tọa độ chính xác để ném GBU-57 đừng tưởng bom từ trời rơi xuống là nhờ thiên tài Mỹ
Một khi Mỹ nhảy vào, chết vì Israel của Netayahu không có đường quay đầu, không còn "giữ thế chủ động".
Bây giờ câu hỏi không còn là : "Khi nào WW3 xảy ra?" mà là nó diễn ra rồi tao làm gì tiếp đây?
Câu đó tao để cho mày tự suy nghĩ, tự trả lời. Vậy mày làm gì tiếp?
“Nếu cuộc chiến này xảy ra , mày sẽ đứng về ai?
Và nếu đứng về bên nào, liệu mày có đang tự tay nuôi thêm một thứ bạo lực được bọc bằng lý tưởng?
Còn nếu mày không chọn bên nào liệu mày đủ can đảm để nói: ‘Đừng giết thêm vì danh nghĩa hòa bình nữa’?”