Khi nào' bong bóng' đầu cơ BĐS vỡ vụn thành trăm mảnh? -P3
Cả một quốc gia đút tiền bơm oxy một con nghiện không dám để nó ngừng thở vì sợ cả toà lâu đài cát đổ sập.
Mày đã bao giờ dừng lại giữa cơn bão thông tin và tự hỏi mình ba câu này chưa?
Một là, điều gì sẽ xảy ra khi cỗ máy Ponzi bất động sản, thứ được gọi là "động cơ tăng trưởng" của cả một quốc gia, đột nhiên hết tiền để trả nợ?
Hai là, tại sao Bắc Kinh dám ra tay "hành quyết" con quái vật Evergrande do chính mình nuôi lớn, còn Hà Nội lại có vẻ muốn dùng ngân sách quốc gia để duy trì sự sống cho một con bệnh tương tự?
Và ba, nếu cái giá để cứu con bệnh đó không chỉ là tiền tiết kiệm của 100 triệu dân, mà còn là sự tự chủ của cả một dân tộc trước người hàng xóm khổng lồ, thì sao?
Bài viết này sẽ không cho mày một câu trả lời dễ chịu. Nó sẽ mổ xẻ toàn bộ sự thật trần trụi đằng sau ván cờ địa-kinh tế-chính trị đang định đoạt tương lai của chính mày.
Đọc 4 bài này để nắm toàn cảnh.
Phần 1: Tao nhìn thấy gì từ nền kinh tế èo uột nửa đầu năm 2025?
Phần 2: kinh tế Việt Nam 2025: Khi Cỗ Máy Tăng Trưởng cạn nhiên liệu -P2
Chính phủ mà bỗng 'thương dân' đi phát tiền "từ thiện" đừng mừng vội, hãy sợ và nổi giận.
Bản chất của cỗ máy tăng trưởng kinh tế hiện đại là núi nợ nần không có ngày trả
Cuộc đại phẫu cỗ máy quốc gia 1.7.2025: Ngày 'Phép Vua' Kết Liễu 'Lệ Làng
Thu thuế như vặt lông vịt, nhưng vặt làm sao cho sạch và đừng quá vội để con vịt nó kêu toáng lên
Mô hình đầu cơ bất động sản của các tập đoàn tư bản đỏ VN và TQ hoạt động y hệt nhau, dựa trên một mô hình Ponzi lấy tiền người trước trả cho người sau như một kim tự tháp, chỉ cần dòng tiền ngừng chảy hoặc tắc nghẽn là nguyên toà lâu đài cát sụp đổ.
Nó hoạt động dựa trên cơ chế như sau:
Chủ đầu tư bán căn hồ trên giấy , gom tiền đặt cọc đợt 1 , đem bổ sung vốn điều lệ để ngân hàng định giá lấy dự án chưa xây xong thành "tài sản đảm bảo" bòn rút tín dụng từ tiền gửi ngân hàng của người dân rồi xoay vòng tiền trả nợ cũ.
Evergrande - một đế chế BĐS 300 tỷ USD lớn gần bằng GDP Việt Nam năm 2021 từng tưởng chừng sẽ không bao giờ sụp nhưng vẫn đổ sập xuống và kéo lùi nền kinh tế số 2 thế giới vài năm.
Bong bóng BĐS ở Việt Nam đang tái diễn lại : SCB cướp tiền giải cứu 26 tỷ USD ngân sách tương đương dự trữ ngoại hối một quý để cứu rỗi hệ thống tài chính rung lắc dữ dội.
Giá nhà thứ cấp ở Hà Nội, Sài Gòn giờ giảm 10-15% so với đỉnh.
Tổ chức đánh giá tín dụng Fitch hạ trái phiếu Vinhomes xuống mức "junk" (rác) vì vinfast quá đốt tiền , nguy cơ ko trả nổi nợ. Thậm chí còn ra nước đi cầm xe xăng vào VĐ1 ở Hà Nội một cách không thể nào trắng trợn hơn để dọn đường cho vinfast. Tao sẽ làm một bài khác về nó sau.
Sun Group đề nghị gói 15 năm mới tính trả gốc y chang Evergrande xin giãn nợ ngân hàng nhà nước Trung Quốc.
Bộ Tài chính còn đóng vòi hút tiền từ trái phiếu khiến nhiều dự án đắp chiếu, chủ đầu tư xin khuất tiến độ , các nhà đầu cơ BĐS treo cổ sổ đỏ khiến Bloomberg ghi nhận tình trạng “liquidity crunch and missed payments” ngay đầu 2024.
Các dấu hiệu đang lặp lại với quy mô ngày càng giống hệt nhưng có 1 điểm khác duy nhất là Bắc Kinh dám cho đế chế Evergrande chết để làm gương trong khi Hà Nội còn giơ tay đỡ, cứu lấy con nghiện đó vì sợ sụp luôn cả nền kinh tế.
Giờ tao sẽ bắt đầu câu hỏi đầu tiên:
Tại sao 1 cơ chế Ponzi chiếm gần 30% GDP Trung Quốc được gọi là "tê giác xám" (grey rhino) – một mối nguy hiểm khổng lồ, rõ ràng mà ai cũng thấy nhưng không ai dám làm gì lại sụp đổ nhanh như vậy?
Mày hãy nhìn vào cách 4 dòng tiền chính nuôi sống một cỗ máy đầu cơ đất đai thu lời, úp bô lên tương lai thế hệ sau của các tập đoàn tư bản đỏ VN và TQ giống hệt nhau chỉ cần đổi tên.
Nắm được cơ chế sau đây sẽ làm mày nhìn được gồng máy đang chạy thế nào để chạy ra trước khi nó ngừng.
Dòng tiền đầu tiên và quan trọng nhất:
Người mua nhà (Pre-sale)
Đây là vòi hút máu chính và thâm độc nhất vì nó dựa trên giấc mơ "an cư lạc nghiệp" của người trẻ muốn có nhà ở chăm lo cho gia đình sẵn sàng vay nợ ngân hàng trong 20-30 năm giữ mạch máu cho một nền kinh tế úp bô.
Hàng trăm ngàn người dân Trung Quốc thậm chí đưa tiền kiết tiệm cả đời dành dụm được cho Evergrande để đặt cọc và sẵn sàng trả hết tiền cho một căn nhà khi nó còn chưa cắm cọc.
Tiền không đi ngay vào xây dự án mà cho phép bọn tư bản đỏ dùng tiền của người mua nhà dự án B để trả tiền cho nhà thầu đang xây dở dự án A.
Và nó chững lại khi Trung nam Hải chỉ thị cho tung ra "Ba lằn ranh đỏ" (Three Red Lines) vào tháng 8/2020 siết chặt việc vay nợ của các tập đoàn đầu cơ BĐS đó là
3. Tỷ lệ tiền mặt trên nợ ngắn hạn phải lớn hơn 1 lần (tức là tiền mặt phải đủ trả toàn bộ nợ sắp đáo hạn).
Công ty nào mà phạm một , hai hoặc cả ba điểm chết này thì bị siết chặt thậm chí cấm vay thêm nợ mới.
Vì sao Bắc kinh lại siết? Động cơ của họ là gì?
Trên diễn ngôn chính thức thì họ dùng từ "Thịnh Vượng Chung" (Common Prosperity) nhằm giảm bất bình đẳng, kiềm chế sự bành trướng vô trật tự của tư bản", và đảm bảo "nhà là để ở, không phải để đầu cơ".
Nhưng thực ra là do giá nhà đất ở Trung Quốc đã trở nên điên rồ, tạo nên sự phẫn nộ trong xã hội và gánh nặng khổng lồ đặt lên vai thế hệ trẻ dẫn đến phong trào nằm thẳng từ chối cày cuốc mua nhà, lập gia đình.
Nguồn vốn do lĩnh vực BĐS hút hết vốn các ngành công nghiệp khác như cái hố không đáy nếu sụp kéo sập cả hệ thống ngân hàng gây ra cuộc khủng hoảng toàn diện kéo TQ vào thập niên suy thoái như Nhật Bản sau 1990.
Họ nói vậy nhưng điều Tập Cận Bình và giới Elite Trung Nam Hải sợ nhất vẫn là mất ổn định chính trị.
Một cuộc khủng hoảng tài chính không kiểm soát được sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế, thất nghiệp hàng loạt, các cuộc biểu tình của người mua nhà mất trắng tiền, và sự sụp đổ niềm tin của tầng lớp trung lưu.
Kịch bản đó là cơn ác mộng tồi tệ nhất, vì nó có thể thách thức sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và tệ hơn nữa là mất luôn chế độ cầm quyền.
Đó là vì sao họ Tập ra lệnh cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và Bộ Nhà ở (MOHURD) xiết ba làn ranh đỏ sau cuộc họp kín với mười hai đại gia địa ốc làm con tốt đầu tiên.
Trung Nam Hải chọn đúng Evergrande làm con dê tế thần to nhất để răn đe đám còn lại.
Không phải sai lầm hay tính toán mà là lựa chọn tàn nhẫn giữa hai kịch bản tồi tệ.
Kịch bản A (Cái đã chọn): Một cuộc "phá hủy có kiểm soát". Chủ động siết tín dụng, chấp nhận thị trường bất động sản suy thoái trong vài năm, chấp nhận một vài công ty lớn như Evergrande phải phá sản.
Kinh tế sẽ đau đớn, tăng trưởng sẽ chậm lại, nhưng sự sụp đổ nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền. Họ là người quyết định ai sống, ai chết, và khi nào cơn đau kết thúc.
Kịch bản B (muốn tránh bằng mọi giá): Một cuộc "sụp đổ hỗn loạn".
Không làm gì cả, để bong bóng tiếp tục phình to và tự nổ trong tương lai.
Hậu quả sẽ là một cuộc khủng hoảng tài chính không thể lường trước, kéo theo suy thoái sâu, bất ổn xã hội lan rộng, và uy tín của Đảng bị hủy hoại.
Bắc Kinh đã chọn Kịch bản A vì nó tuy đau đớn nhưng giữ được thứ quan trọng nhất: quyền kiểm soát.
Buộc phải bẻ gãy liên minh thân hữu giữa quan tỉnh và tài phiệt đất đai: chính quyền địa phương ghi nợ đất, bán đất giá cao nuôi bộ máy, đổi lại nhắm mắt cho doanh nghiệp đòn bẩy.
Họ thà tự tay gây ra một cuộc suy thoái có thể quản lý được, còn hơn là bị động trước một cơn đại hồng thủy có thể cuốn trôi tất cả.
Khi Tập khoá vòi tín dụng, rút ống thở thì đồng thời cũng rút luôn tiền nuôi “lãnh chúa cấp tỉnh”, tập quyền ngân khố về trung ương.
Đó là một hành động tự bảo vệ chế độ được ngụy trang dưới vỏ bọc của chính sách kinh tế.
PBOC và Bộ tài chính thậm chí còn chuẩn bị trước hầm chữa cháy : cho phép ngân hàng quốc doanh giải cứu chọn lọc, nới hạn mức cho doanh nghiệp đủ xanh, mở kênh “mua sáp nhập” để Vanke, Poly thâu tóm xác chết BĐS.
ĐCSTQ đã chọn đau ngắn , tin vào sức mạnh kiểm soát truyền thông của bộ máy giám sát công dân sẽ giữ dân chúng không xuống được , đánh cược rằng nền kinh tế TQ để hấp thụ cú sốc, và sự ngoan cường của dân sẽ giữ hệ thống qua cơn chấn thương tạm thời.
Quyết định đó đã làm doanh số bán nhà rớt 40% và nới tay vào năm 2023 nhưng cái mục tiêu chính trị đạt được là ai cũng thấy ranh giới quyền lực—thị trường không còn nằm trong tay trùm địa ốc hay chính quyền tỉnh, mà trở lại dưới gót trung ương.
Đó mới là lý do Bắc Kinh chấp nhận nguy cơ địa ốc lao dốc: đảng giữ ngai, còn gạch bê-tông chỉ là vật hy sinh trong ván bài định vị lại quyền lực quốc gia.
Dòng tiền thứ hai: Trái phiếu bằng USD và nhân dân tệ.
Mày phải hiểu tại sao ống tiền hút đôla từ BĐS TQ phình to đến vậy.
Trong một thế giới mà lãi suất ở Mỹ và châu Âu gần như bằng không, Evergrande chìa ra một món mồi không thể thơm hơn: trái phiếu USD với lãi suất 8%, 10%, thậm chí 12%.
Các quỹ đầu tư, từ New York đến London, đói khát lợi nhuận và họ nuốt lấy món mồi đó. Họ tự ru ngủ mình bằng một câu thần chú: Evergrande là một gã khổng lồ, nó "quá lớn để sụp đổ" (too big to fail), và chính phủ Trung Quốc sẽ không bao giờ để nó chết. Đó chính là cái "bánh vẽ" lớn nhất.
Kẻ đầu tiên tuồn tin ra giết Evergrande không ai khác ngoài Bắc Kinh.
Cái tuyên bố "Ba lằn ranh đỏ" đó nói với giới cá mập tài chính New york, London, Frankfurf , Doha rằng:
"Trò chơi đã thay đổi. Chúng tao sẽ không để cho đám bất động sản tiếp tục vay nợ vô tội vạ nữa".
Mấy cái thằng này cực kỳ nhạy bén và chúng nó ngửi ra mùi máu câu thần chú "too big to fail" đã hết linh nhiệm, Trung Nam Hải sẽ không cứu vớt nữa.
Tháng 9/2020 lộ ra lá thư cầu cứu được cho là của Evergrande gửi chính quyền tỉnh Quảng Đông, cầu xin sự giúp đỡ và cảnh báo về một cuộc khủng hoảng tài chính hệ thống nếu họ không được niêm yết công ty con đúng hạn.
Thư ghi rõ Evergrande sắp “vỡ nợ dây chuyền tới 300 tổ chức tài chính, 8 000 nhà thầu” nếu tỉnh không hỗ trợ niêm yết Hengda. Nhưng Reuters đã xác nhận lá thư là thật.
Sau đó Tập đoàn này bác bỏ , gọi là 'giả mạo' thì dù thật giả gì cũng đã gieo hoài nghi vào tâm trí những con cáo già trong giới đầu tư thế giới.
Đến tháng 6/2021, Evergrande thú nhận chậm thanh toán commercial paper; tháng 7 tòa đóng băng 20 triệu USD ký quỹ của nó.
Những siêu máy tính ở các Quantitative Hedge Funds như JPMorgan, HSBC lấy cái biến số từ ba làn ranh đỏ và lá thư bị rò rỉ đó coi như tín hiệu tiêu cực (negative sentiment signal)
Chúng quét tin tức theo thời gian thực, phân tích ngôn từ , theo dõi biến động giá và khối lượng giao dịch tính bằng nanô giây.
Và thuật toán ngửi ra mùi phí bảo hiểm rủi ro vỡ nợ (Credit Default Swaps - CDS) bắt đầu nhúc nhích. Khối lượng bán ra tăng nhẹ, AI tính toán ra xác xuất vỡ nợ đang tăng lên theo cấp số nhân và tự động ra lệnh bán.
Thế là kẻ đầu tiên nhảy khỏi con tàu đang chìm là JP Morgan, HSBC lập tức kéo trái phiếu Evergrande ra khỏi danh mục đầu tư . CDS nổ lên 2 500 bp chỉ trong một tuần
Những quy đầu cơ chuyên săn xác chết như Oaktree Capital ,Elliott Management là bậc thầy trong lĩnh vực này nhảy vào.
Họ soi kính hiển vi vào bảng cân đối kế toán của những công ty đang hấp hối. Từ báo cáo tài chính Evergrande họ nhìn và mỉm cười vì thấy một núi nợ, dòng tiền âm , phụ thuộc vào việc vay nợ mới trả nợ cũ.
Thay vì nhìn 'ba làn ranh đỏ' là tín hiệu để chạy thì nhảy vào tấn công, không đi bán trái phiếu mà thậm chí còn đi vay để bán khống (short selling), tức là đặt cược vào sự sụp đổ của Evergrande đem lại đống tiền khổng lồ từ chênh lệch giá mua thấp bán cao .
Chính hành động bán khống của họ đã tạo ra áp lực khổng lồ lên giá trái phiếu.
CDS (Phí bảo hiểm rủi vỡ nợ) tăng vọt lên để phát tín hiệu ra thị trường rằng các tay chơi lớn đang muốn cược về sự sụp đổ của đại gia địa ốc.
Moody's và Fitch chậm một nhịp nhưng đồng loạt hạ bậc tín nhiệm của Evergrande từ mức 'có thể đầu tư' xuống thẳng 'rác' (junk) tức hạng CCC.
Các quỹ đầu tư bảo thủ như quỹ hưu trí ,Quỹ Prudential, RBC, BlackRock bán theo nguyên tắc dưới do không được nắm trái phiếu rác dưới B- vì thế một làn sóng bán tháo khổng lồ thứ hai kích hoạt.
Chỉ có duy nhất mỗi Ashmore ôm thêm chiếc thuyền đắm khi tất cả đang tháo chạy.
Hàng loạt đế chế truyền thông Bloomberg, Reuters, Financial Times... bắt đầu đăng hàng loạt bài phân tích về nguy cơ sụp đổ. Cái "mùi cứt" giờ đây tràn ngập khắp các mặt báo. Tường thuật về các cuộc biểu tình của nhà cung cấp, của người mua nhà, của nhân viên bị lừa mua WMP (trò lấy tiền nội bộ để xoay tiền trả nợ)... xuất hiện liên tục.
Đến lúc này, toàn bộ thị trường đã ngập trong hoảng loạn.
Ngay cả những nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng bán tháo, chấp nhận mất 70-80% giá trị. Cái ống tiền USD không chỉ gãy, nó đã vỡ tan thành từng mảnh.
Khi coupon 83,5 triệu USD ngày 23-9-2021 đến hạn, két ngoại tệ trống rỗng. Evergrande năn nỉ gia hạn; nhà đầu tư offshore ngửi mùi cứt thật sự.
Sau 30 ngày gia hạn, Fitch ghi sự kiện vỡ nợ và ống USD-bond chính thức gãy.
Dòng tiền thứ ba: Trust products
Nhờ mô hình Ponzi hút máu người dân để nuôi sống chính nó mà xuất hiện hàng ngàn "làn vĩ lâu" (烂尾楼 - lànwěilóu), tức những tòa nhà xây dở dang, những bộ xương bê tông trơ trọi khắp Trung Quốc
Hàng triệu người dân đã trả tiền nhà nhưng không bao giờ được nhận nhà. Họ vừa phải trả nợ ngân hàng hàng tháng, vừa phải đi thuê nhà để ở.
Thế là sự bất mãn dồn ứ , các cuộc biểu tình của người mua nhà nổ ra tạo thành làn sóng tẩy chay trả nợ vay mua nhà (mortgage boycott) lan rộng vào năm 2021-2022, khi người dân tuyên bố sẽ không trả tiền cho ngân hàng nữa cho đến khi nhà của họ được xây xong.
Đây là một đòn giáng trực diện vào hệ thống ngân hàng và sự ổn định mà Đảng Cộng sản luôn coi trọng nhất.
Vì sợ nguy cơ hỗn loạn , chính quyền địa phương trên khắp TQ dưới sự chỉ đạo từ Bắc kinh hành động, không tin vào lời hứa của đám chủ đầu tư nữa mà bắt buộc : Toàn bộ tiền thu được từ bán nhà trả trước phải được chuyển vào một tài khoản giám sát đặc biệt do chính phủ quản lý (escrow account)
Thế là cái lồng sắp đã được đóng lại , tiền chảy vào tài khoản này chỉ thực sự giải ngân khi tụi nó thực sự làm đúng tiến độ, phải chứng minh đã làm xong những gì: móng, thô , nóc, hoàn thiện,..vvv
Đối với một công ty khỏe mạnh, đây là một chính sách hợp lý để bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng đối với một con bệnh như Evergrande, vốn đã quen sống bằng thuốc phiện là dòng tiền tự do, đây là một án tử thứ ba đâm vào bụng.
Vì mọi đồng tiền bán nhà mới thu về đều chảy vào "lồng" và bị khóa lại. Evergrande không thể chạm vào nó để trả các khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn, trả lương nhân viên, hay trả tiền cho nhà thầu ở các dự án khác.
Ngoài ra còn phải "nộp bổ sung" tức là chính quyền không chỉ siết tiền mới.
Họ nhìn lại các dự án cũ đang xây dở và yêu cầu Evergrande phải bơm thêm tiền vào các tài khoản giám sát cho các dự án đó để đảm bảo chúng được hoàn thành. Điều này tạo ra một cú sốc tiền mặt, buộc Evergrande phải nôn ra số tiền mà nó không hề có sẵn.
Khi dòng tiền sống còn này bị cắt đứt, cái thây ma Evergrande chính thức ngã gục.
Các nhà thầu không được trả tiền nên ngừng thi công.
Các dự án đang xây dở trở thành "làn vĩ lâu", xác nhận nỗi sợ hãi của người mua nhà.
Người mua cũ ngừng trả nợ, người mua mới thì không dám xuống tiền. Doanh số sụp đổ. Các chủ nợ ngắn hạn khác thấy vậy liền lao vào đòi tiền và xin tòa án phong tỏa bất cứ tài sản nào còn sót lại.
Ống thở cuối cùng: ngân sách chính quyền địa phương.
Chính quyền địa phương ở TQ và VN không sống bằng tiền thuế mà bằng việc bán đất.
Tụi nó gọi với tên rất kêu : "tài chính đất đai" (land finance). Trong nhiều thập kỷ, nguồn thu chính, chiếm tới 40-50% tổng ngân sách của nhiều địa phương, đến từ việc bán quyền sử dụng đất cho các chủ đầu tư như Evergrande.
Evergrande trả hàng tỷ đôla để có đất lập dự án đi vay nợ mới, tạo ra những con số GDP ấn tượng , xây dựng những thành phố mới lập lánh.
Đổi lại , chính quyền địa phương có tiền trả lương cho bộ máy, làm nhiều hưởng nhiều nên tụi nó hăng làm lắm vì có thành tích báo cáo lên trung ương "kinh tế đang đi lên".
Những thằng đại gia như Evergrande là con ngỗng đẻ trứng vàng với tụi công bộc cùng nhau xây dựng bữa tiệc tăng trưởng và bong bóng bất động sản.
Và mệnh lệnh "ba làn ranh đỏ" từ Trung ương ban xuống khiến các cuộc đấu giá đất trở nên ế ẩm, doanh thu từ đất đai tụt giảm không phanh, năm 2022 giảm sâu đến mức 23%.
Nhưng bi kịch không chỉ dừng lại ở đó. Các chính quyền địa phương này cũng đang ngập trong một núi nợ của riêng mình, thông qua các công ty bình phong gọi là "Phương tiện tài chính của chính quyền địa phương" (Local Government Financing Vehicles - LGFVs).
Những LGFV này đã vay hàng nghìn tỷ đô la để xây dựng cầu đường, sân bay... và chúng phụ thuộc vào nguồn thu bán đất để trả nợ.
Khi chính quyền địa phương trở nên thiếu tiền nó trở nên tàn nhẫn , cắt tiết cả con ngỗng vàng như nguồn tiền cuối cùng để thu.
Từ mọi công cụ quyền lực trước đó chưa được tận dụng, Evergrande bị đặt lên mổ xem còn tý huyết nào để vắt không.
Ép thuế và truy thu: Họ lật lại sổ sách, truy thu mọi khoản thuế còn thiếu, thậm chí yêu cầu nộp trước các khoản thuế của tương lai.
Phạt chậm tiến độ: Đây là đòn độc địa nhất. Họ phạt nặng các dự án bị chậm tiến độ. Nhưng dự án chậm tiến độ chính là vì công ty đã hết tiền do chính sách của trung ương. Đây là một vòng xoáy tử thần: không có tiền nên bị phạt, bị phạt nên càng không có tiền.
Tịch thu đất và quỹ bảo chứng: Theo luật, nếu một mảnh đất đã được bán nhưng không được phát triển trong một thời gian nhất định (thường là 2 năm), chính quyền có quyền tịch thu lại . Khi Evergrande không còn tiền để xây dựng, hàng loạt khu đất vàng của họ đã bị chính quyền địa phương thu hồi, thường là không được hoàn lại đủ tiền. Các khoản quỹ bảo chứng, tiền ký quỹ dự án cũng bị phong tỏa và tịch thu.
Đây chính là hành động tự cứu mình của các địa phương. Họ đang ném những đối tác cũ xuống vực để vá víu cho cái ngân sách rách nát của mình. Họ biết Evergrande sắp chết, và họ phải là người đến lấy phần trước khi các chủ nợ khác kịp xông vào.
Thế là mỗi lười dao đã đâm đúng vào từng ống tiền nuôi sống đế chế bất động khổng lồ , tưởng chừng là quá lớn để sụp nhưng vì mệnh lệnh chính trị cũng phải chết để cứu toàn hệ thống.
Biết rồi để làm gì?
Để đọc những dấu hiệu , những cơn sóng ngầm, những chuyển biến chỉ qua tít báo còn biết bảo vệ chính tài sản cá nhân và gia đình mình trong trường hợp một đế chế bất động sản khổng lồ Too Big too Fail như Vingroup sụp đổ.
Mày chỉ cần dịch những gì đã xảy ra với Evergrande sang bối cảnh Việt Nam. Đừng chờ một thông báo chính thức. Hãy quan sát những tín hiệu, vì khi hệ thống muốn ai đó chết, nó sẽ không la làng lên. Nó sẽ lặng lẽ rút đi từng ống thở một.
Đây là những dấu hiệu mày cần theo dõi, dựa trên chính cái khung phân tích của tao.
Dấu hiệu đầu tiên: "Ba lằn ranh đỏ" phiên bản Việt Nam xuất hiện
Nó sẽ không có lấy tên y hệt bên TQ nhưng dùng bản chất y hệt: siết chặt tín dụng một cách có chủ đích.
Nghe cho kỹ các tín hiệu thay đổi về ngôn từ chính trị từ Tứ trụ.
Nếu họ dùng như mấy từ như "phát triển ổn định", "hỗ trợ doanh nghiệp" được thay thế bằng "làm trong sạch thị trường", "chống đầu cơ", "chống sở hữu chéo", "không để một doanh nghiệp bắt cóc nền kinh tế", thì đó là lúc gió đã đổi chiều.
Sau khi phát xong sẽ có chỉ thị từ Ngân hàng nhà nước (SBV) ban hành các thông tư, chỉ thị mới, đặt ra các hệ số rủi ro cao hơn cho các khoản vay bất động sản, siết chặt các điều kiện cho vay đối với các doanh nghiệp có dư nợ lớn. Nó sẽ không nhắm thẳng vào một cái tên, nhưng các tiêu chí sẽ được viết ra như thể để "đo ni đóng giày" cho những tập đoàn như Vingroup.
Đến đoạn này là bắt đầu thanh tra toàn diện bởi Ủy ban Kiểm tra Trung ương hoặc Thanh tra Chính phủ đột nhiên công bố một cuộc thanh tra toàn diện về việc sử dụng đất đai, phát hành trái phiếu, và các dự án của Vingroup trong nhiều năm qua.
Đây là đòn "dọn đường dư luận".
Dấu hiệu thứ 2: Bóp dòng tiền trái và tín dụng
Sẽ có một vụ vỡ nở trái phiếu từ Vingroup hoặc Vinhomes không thanh toán đúng hạn, xuất hiện các tin tức rò rỉ phải "đàm phán khất nợ" với các trái chủ, đặc biệt là các ngân hàng đang nắm giữ trái phiếu của họ.
Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank, những trụ cột của hệ thống, sẽ đột ngột thông báo họ đang "rà soát lại" hoặc "giảm hạn mức tín dụng" đối với Vingroup. Khi những người cho vay được nhà nước chống lưng bắt đầu rút lui, đó là tín hiệu cho thấy lệnh đã được ban ra từ cấp trên.
Fitch, Moody's, S&P liên tục hạ bậc tín nhiệm của Vingroup xuống sâu dưới mức "rác", viện dẫn những lo ngại nghiêm trọng về thanh khoản. Điều này sẽ khóa chặt cánh cửa vay vốn quốc tế của họ.
Dấu hiệu 3: Dòng tiền từ người mua nhà bị đóng băng
Đây là nhát dao đâm thẳng vào tim mô hình kinh doanh của họ, giống như cách chính quyền Trung Quốc siết tài khoản ký quỹ.
Bộ xây dựng hoặc UBND Hà nội, Hải phòng, Sài gòn và các thành phố lớn ban hành quy định gom hết tiền bán nhà vào một tài khoản ngân hàng do nhà nước quản lý chỉ được giải ngân theo tiến độ.
Và mày sẽ thấy thấy những dự án biểu tượng của Vinhomes như Ocean Park 2, 3... đột nhiên im ắng. Các nhà thầu lớn như Coteccons, Hòa Bình bắt đầu có tin đồn hoặc công khai kiện đòi nợ. Công nhân đình công vì không được trả lương.
Người mua nhà ở một dự án lớn nào đó của Vin, vì quá chậm tiến độ, bắt đầu tập hợp nhau lại, căng băng rôn và tuyên bố ngừng trả tiền vay ngân hàng. Đây là tín hiệu khủng hoảng đã lan từ tài chính sang xã hội.
Dấu hiệu 4: Những "đồng minh" địa phương trở thành kẻ thù
Cũng y hệt như Evergrande những thân hữu địa phương quay lưng để hút máu.
Một tỉnh hoặc thành phố lớn đột nhiên ra quyết định thu hồi một khu đất vàng đã giao cho Vingroup nhiều năm trước, với lý do "chậm triển khai dự án".
Vingroup đột nhiên thua trong các cuộc đấu giá đất chiến lược vào tay một doanh nghiệp nhà nước hoặc một cái tên mới nổi nào đó. "Luật chơi" vô hình đã không còn ưu ái họ nữa.
Hàng loạt dự án cũ đột nhiên bị thanh tra lại về quy hoạch, về giấy phép xây dựng, về phòng cháy chữa cháy... và bị phạt nặng hoặc yêu cầu tạm dừng.
Và cuối cùng, dấu hiệu quyết định nhất: SỰ IM LẶNG CỦA HỆ THỐNG
khi tất cả những dấu hiệu trên xuất hiện dồn dập, mày hãy quan sát phản ứng của cấp lãnh đạo cao nhất.
Nếu có một cuộc khủng hoảng thanh khoản nghiêm trọng, tin đồn vỡ nợ lan tràn, nhưng:
Không có một cuộc họp "giải cứu" khẩn cấp nào được Thủ tướng chủ trì.
Không có một phát biểu nào từ các lãnh đạo cao nhất nhằm "trấn an thị trường" hay khẳng định "vai trò quan trọng của Vingroup".
Báo chí nhà nước, từ Nhân Dân, Quân đội Nhân dân đến VTV, được phép đưa tin một cách trung lập, thậm chí tiêu cực về các khó khăn của Vingroup mà không bị gỡ bài.
Khi đó, mày biết chắc chắn rồi.
Bản án đã được quyết định. Hệ thống đã chọn "Kịch bản A" của Trung Quốc: một cuộc "phá hủy có kiểm soát". Họ sẽ để cho con bệnh chết, và sự im lặng chính là lời thông báo phũ phàng nhất.
Liệu kịch bản này có xảy ra khi Hà Nội để cho Vingroup chết , chịu đau ngắn còn hơn đau dài ko?
Mặc dù tao nghĩ ra được viễn cảnh trên dựa trên bối cảnh của Evergrande nhưng muốn làm ở VN phải nói là cực kỳ khó xảy ra hay bất khả thi.
Lý do không phải vì Hà Nội nhân từ hơn Bắc Kinh.
Lý do là vì Hà Nội yếu hơn, nghèo hơn, và bị phụ thuộc vào "con bệnh" nhiều hơn Bắc Kinh.
Sự khác biệt cốt lõi giữa hai ván cờ này không nằm ở bản chất của đế chế bất động sản, mà nằm ở tầm vóc và năng lực của chính người chơi cờ.
Thứ nhất, sự khác biệt về Tầm vóc và Sức chống chịu của Nền kinh tế.
Bắc Kinh dám mổ một khối u trên cơ thể một gã khổng lồ. Hà Nội đang đứng trước một khối u trên cơ thể một người gầy yếu.
Nền kinh tế Trung Quốc có quy mô khoảng 18 nghìn tỷ USD.
Khoản nợ 300 tỷ USD của Evergrande, dù khổng lồ, cũng chỉ là một phần nhỏ trong đó. Trung Quốc có đủ "thịt" để cắt đi một miếng ung thư mà không chết.
Họ có thể chấp nhận một cú sốc lớn, tin rằng cơ thể đồ sộ của mình sẽ hấp thụ được nó.
Nền kinh tế Việt Nam có quy mô khoảng hơn 500 tỷ USD.
Tổng tài sản và nghĩa vụ nợ của Vingroup, dù nhỏ hơn Evergrande về con số tuyệt đối, lại chiếm một tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với quy mô của hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và GDP của Việt Nam.
Sụp đổ của Vingroup không chỉ là sụp đổ của một công ty.
Nó có nguy cơ kéo sập hệ thống ngân hàng, vì Vingroup là con nợ lớn nhất của gần như mọi ngân hàng lớn.
Nó sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin toàn diện vào thị trường vốn non trẻ của Việt Nam.
Nói thẳng ra, Trung Quốc dám hy sinh một con Mã để cứu cả ván cờ. Việt Nam mà hy sinh con Hậu (Vingroup) thì có nguy cơ bị chiếu bí ngay lập tức.
Thứ hai, sự khác biệt về Năng lực và Công cụ Kiểm soát của Nhà nước.
Bắc Kinh khi quyết định "hành quyết" Evergrande, họ đã có sẵn trong tay một bộ đồ mổ đầy đủ và một phòng cấp cứu hiện đại.
Trung Quốc có dự trữ ngoại hối hơn 3 nghìn tỷ USD và một hệ thống kiểm soát vốn cực kỳ chặt chẽ .
Họ có thể ngăn chặn dòng vốn tháo chạy ra nước ngoài, ổn định tỷ giá Nhân dân tệ và bơm thanh khoản gần như vô hạn vào hệ thống ngân hàng khi cần.
Việt Nam thì không.
Dự trữ ngoại hối mỏng hơn nhiều, và nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc từ bên ngoài.
Nếu Evergrande chết thì vẫn còn các tập đoàn bất động sản nhà nước khổng lồ và khoẻ mạnh như Vanke, Poly Group để thâu tóm, dọn xác chết do Evergrande để lại.
Ở Việt Nam, ai sẽ là người đi "dọn dẹp" nếu Vingroup sụp đổ?
Các tổng công ty nhà nước liệu có đủ năng lực và vốn để làm việc đó không?
"Vạn lý tường lửa" của Trung Quốc cho phép họ dập tắt tin đồn, kiểm soát sự hoảng loạn của công chúng và ngăn chặn các cuộc biểu tình lan rộng.
Năng lực kiểm soát thông tin của Hà Nội, dù không hề nhỏ, cũng không thể so bì được.
Thứ ba, và quan trọng nhất, sự khác biệt về Động cơ Chính trị và Giai đoạn Phát triển.
Bắc Kinh ra tay với Evergrande vì họ muốn chuyển trục mô hình kinh tế.
Họ đã đạt đến một ngưỡng phát triển nhất định và nhận ra mô hình dựa vào bất động sản đã tới hạn.
Họ muốn dồn nguồn lực cho các ngành công nghệ cao, bán dẫn, AI để cạnh tranh với Mỹ.
"Hạ bệ" bất động sản là một bước đi chiến lược cần thiết trong cuộc chuyển trục đó.
Việt Nam thì sao? Mô hình tăng trưởng của nước này lệ thuộc rất nhiều vào FDI và đầu cơ bất động sản để thúc đẩy tăng trưởng GDP ảo.
Việc để Vingroup chết lúc này chẳng khác nào tự tay đập vỡ cái động cơ chính của cỗ xe khi chưa chế tạo được động cơ mới.
Hơn nữa, hành động của Tập Cận Bình còn mang mục đích củng cố quyền lực cá nhân và đập tan các phe nhóm lợi ích gắn với giới tài phiệt cũ. Cấu trúc chính trị của Việt Nam dựa trên sự lãnh đạo tập thể và cân bằng quyền lực, khiến cho một quyết định đơn phương, mang tính rủi ro hủy diệt như vậy khó có thể được thông qua.
Vậy kịch bản nào có khả năng xảy ra nhất ở Việt Nam?
Hà Nội sẽ không chọn "phá hủy có kiểm soát" như Bắc Kinh. Kịch bản khả dĩ hơn là một cuộc "quản lý suy thoái từ từ" (managed decline) hoặc "giải cứu có điều kiện".
Nghĩa là, họ sẽ không để Vingroup chết một cách hỗn loạn. Thay vào đó, họ sẽ dùng quyền lực nhà nước để:
Buộc Vingroup phải tái cấu trúc: Ép bán đi những tài sản không cốt lõi (có thể là VinFast, các mảng bán lẻ, giáo dục...) để thu tiền về trả nợ và tập trung vào lĩnh vực chính là bất động sản.
Bơm thanh khoản có điều kiện: Các ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục cho vay, nhưng một cách nhỏ giọt và có giám sát chặt chẽ, chỉ đủ để Vingroup không bị đột tử và có thể hoàn thành các dự án dở dang, tránh gây bất ổn xã hội.
Kéo dài thời gian: Cho phép Vingroup đàm phán với các chủ nợ để giãn nợ, kéo dài các khoản nợ phải trả trong nhiều năm.
Nói cách khác, Hà Nội sẽ không dám rút ống thở của bệnh nhân, vì sợ bệnh nhân chết thì cả bệnh viện cũng náo loạn.
Họ sẽ chọn cách đặt bệnh nhân vào trạng thái sống thực vật, duy trì sự sống bằng máy móc và thuốc men, từ từ để cơ thể tự chữa lành (hoặc suy kiệt một cách chậm rãi).
Họ sợ hậu quả của cái chết đột ngột hơn là sự tốn kém của việc duy trì một sự sống lay lắt.
Cái giá đó sẽ được thanh toán qua bốn kênh chính, bốn vết thương sẽ rỉ máu trên cơ thể nền kinh tế.
Vết thương thứ nhất: Tiền tiết kiệm của mày và lãi suất mày trả sẽ cao hơn.
Khi các tổ chức quốc tế như Fitch, Moody's hạ bậc trái phiếu Vingroup xuống hạng "rác" (junk) và không một nhà đầu tư nước ngoài nào dám cho vay tiền nữa, áp lực sẽ dồn toàn bộ về hệ thống trong nước. Ai sẽ là người cho vay? Chính là các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh.
Nhưng ngân hàng lấy tiền ở đâu ra? Chúng lấy từ tiền gửi tiết kiệm của mày, của mẹ mày, của bà bán xôi đầu ngõ. Dưới một "lệnh hành chính" không thành văn, các ngân hàng sẽ phải tiếp tục bơm tín dụng để duy trì nhịp thở cho Vingroup. Khoản vay này cực kỳ rủi ro, và để bù lại rủi ro đó, các ngân hàng sẽ phải làm hai việc:
Tăng lãi suất cho vay đối với tất cả những người khác. Một doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn vay tiền mở xưởng sẽ phải trả lãi cao hơn. Một cặp vợ chồng trẻ muốn vay tiền mua nhà (không phải của Vin) cũng sẽ phải trả lãi cao hơn. Mày đang trợ giá rủi ro cho Vingroup.
Siết chặt tín dụng với phần còn lại của nền kinh tế. Vốn liếng của ngân hàng là có hạn. Nếu đã dồn một cục lớn cho Vingroup, chúng sẽ phải thắt chặt với các doanh nghiệp khác. Nền kinh tế sẽ mất đi sự năng động.
Vết thương thứ hai: Lạm phát - Thứ thuế vô hình đánh vào người nghèo.
Nếu tình hình trở nên quá căng thẳng, và hệ thống ngân hàng có nguy cơ lung lay vì ôm quá nhiều nợ xấu của Vingroup, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ phải can thiệp. "Can thiệp" ở đây là một từ mỹ miều cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ, có thể hiểu nôm na là "in thêm tiền" để bơm thanh khoản vào hệ thống, cứu các ngân hàng khỏi sụp đổ.
Khi lượng tiền trong lưu thông tăng lên mà giá trị sản xuất không tăng tương ứng, lạm phát sẽ xảy ra. Bát phở mày ăn hôm nay 50 ngàn, vài tháng sau sẽ là 60 ngàn. Đồng lương của mày vẫn thế, nhưng sức mua của nó bị bào mòn mỗi ngày. Lạm phát chính là thứ thuế tàn nhẫn nhất, vì nó không có hóa đơn, không có thông báo, và nó đánh mạnh nhất vào những người có thu nhập cố định và người nghèo. Mày đang trả giá cho việc giải cứu Vingroup mỗi lần mày đi chợ.
Vết thương thứ ba: Chi phí cơ hội - Một tương lai bị đánh cắp.
Đây là cái giá vô hình nhưng đắt nhất. Mỗi một đồng được dùng để duy trì sự sống cho một "doanh nghiệp zombie", một gã khổng lồ đang hấp hối, là một đồng bị lấy đi khỏi tương lai của đất nước.
Thay vì dùng nguồn lực đó để xây thêm bệnh viện, trường học đạt chuẩn quốc tế, đầu tư vào hạ tầng chống ngập lụt, hay tài trợ cho các startup công nghệ đột phá có thể trở thành tương lai của nền kinh tế, thì toàn bộ nguồn lực đó lại bị dồn vào việc vá víu cho một mô hình kinh doanh đã thất bại. Nền kinh tế sẽ mất đi nhiều năm, thậm chí cả một thập kỷ, phát triển ì ạch vì phải gánh trên lưng một gã khổng lồ đang hấp hối.
Vết thương thứ tư: Bong bóng Bất động sản không bao giờ được xì hơi.
Kịch bản "quản lý suy thoái từ từ" có nghĩa là nhà nước sẽ không để cho thị trường bất động sản sụp đổ thật sự. Giá nhà sẽ không có một cuộc điều chỉnh mạnh để trở về mức hợp lý. Thay vào đó, nó sẽ lơ lửng ở một mức phi lý trong nhiều năm, không tăng nhưng cũng không giảm sâu.
Hệ quả là giấc mơ sở hữu nhà của thế hệ trẻ sẽ vẫn là một giấc mơ xa vời. Nguồn lực xã hội tiếp tục bị chôn vào bê tông cốt thép thay vì chảy vào sản xuất kinh doanh. Sự bất bình đẳng về tài sản sẽ ngày càng trầm trọng.
Nhưng Bắc Kinh sẽ đéo cứu Hà Nội như cái "tình anh em XHCN" viễn vông đó đâu.
Trong bàn cờ chính trị quốc tế, không có anh em, chỉ có lợi ích.
Và khi một tay chơi đang tự mình lo chữa trọng bệnh, nó sẽ không bao giờ đi hiến máu cho người khác một cách vô điều kiện.
Đầu tiên, hãy nhìn vào chính "người cứu trợ" tiềm năng: Trung Quốc.
Trung Quốc đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn diện của chính mô hình kinh tế mà họ đã xây dựng.
Giảm phát đang ăn mòn lợi nhuận doanh nghiệp.
Thất nghiệp trong giới trẻ cao đến mức họ phải ngừng công bố số liệu.
Tầng lớp trung lưu đã mất niềm tin vào bất động sản – trụ cột của nền kinh tế và đang thắt chặt chi tiêu.
Cuộc chiến thương mại và công nghệ với Mỹ đang bào mòn sức mạnh xuất khẩu và bóp nghẹt tham vọng công nghệ của họ.
Nói thẳng ra, Bắc Kinh đang phải dồn toàn bộ nguồn lực và tâm trí để giải quyết những vấn đề nội tại của chính mình, để đảm bảo sự ổn định của chế độ.
Một kẻ đang lo giữ cho con thuyền của mình không bị lật giữa cơn bão thì không có nhiều tâm trí hay nguồn lực để ném phao cứu sinh cho một con thuyền khác, trừ khi con thuyền đó chìm sẽ kéo cả nó theo.
Vậy Việt Nam có phải là con thuyền đó không?
Câu trả lời là vừa có, vừa không. Đây chính là điểm mấu chốt.
Trung Quốc sẽ không "bơm tiền để cứu" Việt Nam theo nghĩa từ thiện. Nhưng họ sẽ "can thiệp có tính toán" để ngăn chặn một kịch bản tồi tệ nhất xảy ra, một kịch bản ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và lợi ích cốt lõi của chính họ.
Hãy nhìn vào ba động cơ chính khiến Bắc Kinh không thể hoàn toàn quay lưng:
Nỗi sợ về một "vành đai bất ổn" ngay sát nách: Một Việt Nam sụp đổ về kinh tế sẽ dẫn đến bất ổn xã hội và chính trị. Đối với Bắc Kinh, một chế độ cộng sản anh em sụp đổ ngay biên giới phía Nam là một thảm họa về ý thức hệ.
Nhưng đáng sợ hơn nữa là một Việt Nam hỗn loạn có thể trở thành một "failed state", một mảnh đất màu mỡ cho các thế lực thù địch, đặc biệt là Mỹ, nhảy vào gây ảnh hưởng.
Họ sợ có một "Ukraine" phiên bản Đông Nam Á ở ngay sân sau nhà mình hơn là sợ tốn vài chục tỷ đô la.
2. Sự toàn vẹn của chuỗi cung ứng "Made in China +1": Mày phải hiểu rằng, rất nhiều nhà máy "Made in Vietnam" thực chất là mắt xích cuối cùng trong một chuỗi cung ứng khổng lồ do Trung Quốc kiểm soát.
Nguyên vật liệu, máy móc, linh kiện phần lớn đều từ Trung Quốc chuyển sang.
Một sự sụp đổ kinh tế ở Việt Nam sẽ làm đứt gãy chuỗi cung ứng này, ảnh hưởng ngược lại đến các doanh nghiệp và nền kinh tế của chính họ.
3. Cơ hội ngàn vàng để gia tăng ảnh hưởng và thâu tóm: Đây là động cơ quan trọng nhất.
Một cuộc khủng hoảng khiến các nhà đầu tư phương Tây tháo chạy chính là cơ hội không thể tốt hơn để Trung Quốc nhảy vào.
Họ sẽ không đến như một người cứu trợ, họ sẽ đến như một kẻ mua lại.
Vậy "gói cứu trợ" của Trung Quốc sẽ trông như thế nào?
Nó sẽ không phải là một vali tiền mặt. Nó sẽ là những công cụ trói buộc và gia tăng sự phụ thuộc.
1.Bắc Kinh sẽ đề nghị một hạn mức hoán đổi Nhân dân tệ - Việt Nam Đồng khổng lồ.
Điều này giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thanh khoản ngoại tệ để ổn định tỷ giá trong ngắn hạn, nhưng đồng thời cũng là bước đầu tiên để đưa Nhân dân tệ vào sâu hơn trong hệ thống tài chính Việt Nam, giảm sự phụ thuộc vào đồng USD .
2.Các ngân hàng như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) hay Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Exim Bank) sẽ đưa ra các gói vay.
Nhưng các khoản vay này sẽ đi kèm điều kiện: phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc, công nghệ Trung Quốc cho các dự án hạ tầng chiến lược như đường sắt cao tốc Bắc-Nam, hoặc các dự án năng lượng.
3.Khi các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả các tập đoàn lớn, rơi vào khủng hoảng, mất thanh khoản và giá trị cổ phiếu rẻ như bèo, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, với nguồn vốn dồi dào từ ngân hàng trong nước, sẽ được "bật đèn xanh" để vào thâu tóm.
Chúng sẽ nhắm vào những tài sản chiến lược: cảng biển, khu công nghiệp, công ty năng lượng, các doanh nghiệp công nghệ...
Nói tóm lại, Bắc Kinh sẽ không đưa cho mày cá.
Nó cũng không đưa cho mày cần câu. Khi mày sắp chết đuối, nó sẽ ném cho mày một cái phao, nhưng cái phao đó có một sợi dây buộc thẳng vào tàu của nó.
Sự can thiệp của Trung Quốc, nếu có, sẽ là một cuộc trao đổi cực kỳ đắt giá.
Việt Nam có thể tránh được sự sụp đổ hỗn loạn trong ngắn hạn, nhưng cái giá phải trả là sự xói mòn chủ quyền kinh tế và bị hút sâu hơn vào quỹ đạo của Bắc Kinh trong dài hạn.
Đó sẽ là một lựa chọn đau đớn cho Hà Nội: giữa một cái chết nhanh và một cái chết từ từ trong vòng tay của người hàng xóm khổng lồ.
Đoạn cuối dài quá Reddit không cho đăng nên đọc tiếp ở r/VietTalk | Substack đi.
Kịch bản gõ cửa IMF để cầu cứu.
Khi mọi cánh cửa đã đóng, liệu Việt Nam có dám gõ vào cánh cửa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay không? Và nếu có, chuyện gì sẽ xảy ra?
Hãy dẹp bỏ mọi ảo tưởng được cứu rỗi.
Gõ cửa hỏi IMF không phải là đi xin một khoản vay. Đó là một hành động đầu hàng kinh tế có điều kiện.
Đó là khi một quốc gia thừa nhận đã mất khả năng tự chủ và phải giao lại chìa khóa cỗ máy kinh tế của mình cho một nhóm chuyên gia tài chính ở Washington D.C. để họ "tái cấu trúc".
Trong hai đến ba năm đầu tiên, nền kinh tế sẽ trải qua một cơn đau đớn y hệt hy Lạp.
Giống như một đại phẫu thuật cắt bỏ khối u không có thuốc mê , cơn ác mộng sẽ giáng xuống từ Hà Nội đến tận người lao động buôn gánh bán bưng đầu đường.
Họ gọi đó là chương trình "thắt lưng buộc bụng" (austerity) để cắt giảm chi tiêu công một cách không thương tiếc.
Lương của công chức, viên chức sẽ bị đóng băng hoặc cắt giảm.
Lương hưu người già nghỉ chế độ kể cả những thành phần như công an, quân đội cũng bị cắt xén.
Để bù đắp lại thâm hụt ngân sách , họ sẽ tăng thuế VAT và 7749 thuế khác lên. Ở Hy Lạp , điều này đã dẫn đến các cuộc bạo loạn trên đường phố, sự sụp đổ của hệ thống y tế công, và tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ có lúc lên tới gần 60%.
Thứ hai sẽ là làn sóng tư nhân hóa ồ ạt các tập đoàn doanh nghiệp quốc doanh tức là những con nợ đầm đìa, hố sâu không đáy hút ngân sách quốc gia sẽ bị đem đi bán để trả nợ.
Các tổng công ty nhà nước (SOEs- State-Owned Enterprises) trong các lĩnh vực béo bở như năng lượng (EVN,PVOIL) , viễn thông (Viettel, VNPT, Mobifone, FPT) , hàng không (VNAirline) , cảng biển (VIMC), ...vvv sẽ bị đem lên sàn đấu giá cho các con cá mập từ các châu lục khác đổ về rỉa thịt.
Nền kinh tế kiệt quệ thật nhưng cái bánh ngọt vẫn được chia cho các tư bản nước ngoài, không có dân VN hưởng đâu.
Những quỹ đầu tư nhân khổng lồ như KKR, Blackstone, các tập đoàn đa quốc gia, và các ngân hàng đầu tư từ Phố Wall sẽ dùng đô la để mua lại những tài sản chiến lược của Việt Nam với giá rẻ mạt.
Piraes - một trong những cảng chiến lược của Hy Lạp đã bị bán cho một công ty TQ trong cuộc khủng hoảng đó và nếu VN lặp lại thì các cảng biển, sân bay, và các nhà máy điện của Việt Nam sẽ rơi vào tay các con cá mập ngoại quốc.
Thứ ba là IMF sẽ yêu cầu thả nổi việt nam đồng, chấm dứt việc Ngân hàng nhà nước can thiệp vào tỷ giá khiến đồng nội tệ mất giá thảm hại, làm mọi mặt hàng nhập khẩu như nguyên liệu sản xuất trở nên đắt đỏ, đẩy lạm phát tăng phi mã , hàng hoá VN thua thiệt trên thị trường quốc tế và bào mòn tiền tiết kiệm gửi ngân hàng của người dân.
Bắc kinh sẽ không để yên cho Hà Nội làm, vì coi đây là một hành động phản bội chiến lược.
Trong mắt họ, Việt Nam cầu cứu IMF đồng nghĩa với việc tự nguyện đặt mình dưới sự kiểm soát của một định chế do kẻ thù lớn nhất của họ là Mỹ chi phối.
Nó là một sự "ngả Tây" không thể chấp nhận được, đặc biệt là trong bối cảnh đối đầu Mỹ-Trung. Nó phá vỡ toàn bộ cấu trúc an ninh và vùng đệm mà Trung Quốc đã cố công xây dựng ở phía Nam.
Họ sẽ không ngồi yên.
Trước khi Hà Nội kịp gõ cửa IMF, Bắc Kinh chắc chắn sẽ đưa ra một "gói cứu trợ" thay thế, với những điều kiện ràng buộc về chính trị và quân sự còn nặng nề hơn như đã nói ở trên.
Nếu Hà Nội vẫn từ chối và chọn IMF, Bắc Kinh có thể sẽ dùng các đòn trừng phạt kinh tế, gây khó dễ ở biên giới, siết chặt chuỗi cung ứng để cho Hà Nội thấy cái giá của việc "chọn sai phe".
Cuối cùng, những ông chủ IMF là ai và họ nhìn thấy gì ở Việt Nam?
Đây là nước cờ chiến lược, không phải vì tình thương mà rót tiền ra cứu 1 quốc gia. IMF là định chế tài chính mà ở đó quyền lực được chia theo cổ phần.
"Ông chủ" lớn nhất, người có quyền phủ quyết trên thực tế, chính là Hoa Kỳ. Các quyết định lớn đều phải có sự gật đầu của Bộ Tài chính Mỹ. Các nước G7 khác như Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh cũng có tiếng nói quan trọng nhưng phải chờ tín hiệu đèn xanh từ Wall Street.
Khi họ nhìn vào VN , họ thấy hai thứ: một là rủi ro kinh tế , hai là một phần thưởng địa chính trị.
Về kinh tế, cái thị trường 100 triệu dân đầy tiềm năng nhưng bị bóp nghẹt bởi sự tham nhũng , doanh nghiệp nhà nước quan liêu kém hiệu quả và 1 hệ thống tài chính không minh bạch để bảo vệ các đại gia tư bản đỏ.
Khi chìa gói cứu trợ này ra, Washington D.C sẽ "cải tạo" mô hình hiện hữu theo hướng phương Tây để các tập đoàn khổng lồ tiến vào giành thị phần.
Nhưng có một thứ khác quan trọng là tiền, một chiến thắng về mặt địa chính trị.
"Cứu" Việt Nam và kéo ra khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của TQ và biến thành đối tác kinh tế, thân cận và lệ thuộc vào nguồn vốn phương Tây là món quà chưa ai có thể nghĩ ra được dù trong giấc mơ đẹp đẽ nhất của giới Think Tank.
Do đó, quyết định "cứu hay bỏ mặc" của IMF sẽ không dựa trên lòng trắc ẩn.
Nó sẽ dựa trên một cán cân lạnh lùng: Liệu cái lợi về địa chính trị có lớn hơn cái rủi ro về tài chính hay không?
Trong bối cảnh hiện tại, khi sự cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gay gắt, câu trả lời gần như chắc chắn là CÓ. Cái lợi của việc có một Việt Nam ổn định và ngả về phía mình là quá lớn để họ có thể bỏ qua về những bất cập, bất đồng với chế độ cầm quyền hiện tại. Họ sẽ cứu nhưng mà với cây gậy và củ cà rốt.
Việc tìm đến IMF sẽ là một canh bạc cuối cùng của Hà Nội. Nó đồng nghĩa với việc chấp nhận một cuộc phẫu thuật đau đớn đến tận xương tủy, đánh đổi chủ quyền kinh tế để đổi lấy sự sống còn, và đặt cược rằng Washington sẽ là một ông chủ tốt hơn Bắc Kinh.
Đó là lựa chọn giữa một cái chết nhanh và một cuộc sống mới trong một hình hài khác, dưới sự giám sát của một chủ nợ mới.