Màn kịch bắt cóc Thủ đô để cứu một Chaebol nửa mùa khỏi phá sản: Vinfast, Chỉ thị 20, Vành Đai 1 có gì liên quan với nhau?
Đây là câu chuyện về một con nợ đầm đìa sẵn sàng làm mọi thứ để sống còn kể cả chà đạp lên người dân và mặt mũi chế độ nuôi nó lớn.
Tác giả: Bocchi981
Update: lý do là vì Vinfast đang rơi vào khủng hoảng trong việc tạo ra dòng tiền dương, nếu không chứng minh được doanh số khởi sắc với các trái chủ sẽ dẫn đến phá sản, kéo theo Vinhomes và cả tập đoàn Vingroup sụp.
Chưa bao giờ trong lịch sử VN hậu 1986 lại có chuyện 1 tay Chaebol nửa mùa dặt dẻo chỉ biết phân lô bán nền công khai mua chuộc, trục lợi từ việc tham nhũng chính sách như Vingroup qua cái chỉ thị 20 ngày 12 tháng 7.
Họ nói rằng môi trường ô nhiễm quá trầm trọng, có lúc thuộc hàng top thế giới rồi đổ lỗi cho cấp dưới thừa hành không nghiêm với cái lý do kiểu mẫu:
"xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường", "thiếu quyết liệt", "chế tài chưa đủ răn đe".
Nhưng cái mà truyền thông với MXH nói rất nhiều chuyện Vinfast mà quên đi những thứ khác, tao cảm giác có 1 lèo lái dư luận gì đó ở đây.
Bài này tao sẽ khui ra từ cái greenwashing sau COP26, Sự lệ thuộc vào nhiệt điện than, tại sao Việt Nam không thể dùng than nội địa vì mỗi lần cắm sạc xe điện là đang nuôi một đế chế năng lượng khổng lồ sống tiếp mà chúng còn chẳng để ta biết đến sự hiện diện.
Trong chỉ thị 20 này Chính phủ từ thừa nhận thực trạng chuyển từ hô hào sang cưỡng chế.
Phần đầu tiên là mệnh lệnh đặt ra:
"Tất cả im mồm, đoàn kết lại, đừng đấu đá nhau nữa. Tập trung làm việc. Bằng mọi giá phải kéo số tăng trưởng kinh tế (GDP) cả năm lên 8% trở lên. Không đạt là có chuyện."
Số 1 Hoàng Hoa Thám đang thúc ép tiền chảy qua các gói "cứu trợ" các tập đoàn BĐS sân sau, các công ty quốc doanh thông qua đòn bẩy đổi dự án đấu thầu (được chỉ định) lấy tiền vay từ các ngân hàng thương mại để có tiền trả nợ cũ.
Một nhà nước nhân danh XHCN mà bây giờ bỏ luôn cái trò phân bổ chỉ tiêu tín dụng (room) cho từng ngân hàng đi, để thị trường nó tự quyết định, miễn là an toàn trong giấc mơ đẹp nhất.
Tức là đang đi ngược lại bản chất của nó, ép tiền phải chảy ra, người dân phải chi tiêu, doanh nghiệp đi vay để tạo ra bong bóng tăng trưởng ảo nhưng thực tế nền kinh tế đang bi đát thế này ai mà muốn mua nhiều?
Vì thiếu hụt ngân sách, áp lực nợ công nên Bộ Tài Chính phải điên cuồng thu thuế bù lại khoản lỗ, mục tiêu là thu vượt 20% dự toán, đặc biệt nhắm vào thương mại điện tử, kinh doanh online, ăn uống.
Về đầu tư công, thông điệp rất rõ:
"Tiêu tiền đi! Tiền có sẵn rồi mà không tiêu được là chết."
Phải giải ngân 100% kế hoạch. Thằng nào làm chậm thì cắt vốn chuyển cho thằng làm nhanh. Mấy dự án hạ tầng giao thông trọng điểm phải chạy hết tốc lực.
Đối với vấn đề môi trường, chúng đề' xuất' (hay ném đá dò đường) các biện pháp cưỡng chế chưa từng có như "tạm thời ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước", "hạ mức xếp hạng tín dụng" đối với những cơ sở cố tình gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Đây là đòn nếu tung ra thì nhiều doanh nghiệp vừa & nhỏ chết chắc theo cái kiểu vừa đá bóng vừa thổi còi.
Kẻ thực hiện chỉ đạo này không phải khác ngoài bộ công an trong khi đáng lý ra phạm vi chỉ nằm ở việc của Bộ tài nguyên & môi trường.
Họ yêu cầu công khai danh sách các cơ sở phải lắp đặt quan trắc tự động, thằng nào lắp rồi, thằng nào chưa. Dùng camera an ninh để giám sát, thiết lập đường dây nóng, Zalo để người dân tố giác. Đây là cách dùng áp lực xã hội và công nghệ để ép tuân thủ.
Và Thủ đô ra 1 cái mệnh lệnh hành chính không thể nào duy ý chí hơn: cấm xe máy vào tháng 7/2026.
Đến 2028 cấm nốt Vành Đai 2, hạn chế ô tô và sang năm 2030 ở rộng ra vành đai 3.
Họ còn ra vẻ báo trước "nghiên cứu" tăng các loại phí với xe xăng. Tức là đang ném đá dò đường, kiếm tiền thu bù vô khoản thâm hụt ngân sách hiện có.
Thông điệp quá rõ ràng rằng:
"Người dân Hà Nội chuẩn bị tinh thần bỏ xe máy đi là vừa."
Và còn 1 phần sau nữa , Đến năm 2028 phải di dời hết các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội thành. Thí điểm cấm đồ nhựa dùng một lần trong nhà hàng, khách sạn ở khu trung tâm từ cuối năm 2025.
Đây là đòn xử lý ô nhiễm sông hồ theo kiểu "đẩy ô nhiễm sang chỗ khác", nhà ai dơ cũng được nhưng bộ mặt thủ đô phải sạch.
Tao nêu vấn đề đủ rồi, giờ như lãnh tụ Lenin của họ nói:
Cui prodest? có nghĩa là “ai được lợi?”. Khi không thấy rõ thằng nhóm chính trị hay thế lực xã hội nào đang đứng sau mấy cái đề xuất hay chính sách nào đó, thì mày luôn phải hỏi: “Ai là đứa được hưởng lợi?”
Không quan trọng ai là kẻ trực tiếp đẩy cái chính sách đó ra đâu, bởi trong cái thời đại tư bản thối nát này, bất kỳ thằng nào có tiền cũng thuê được luật sư, nhà báo, nghị sĩ, giáo sư, thậm chí cả cha đạo để lên tiếng hộ.
Có tiền là có tiếng. Thời buổi buôn bán danh dự lương tâm, tụi tư sản đéo thèm giả vờ liêm sỉ nữa rồi.
Mày nghĩ tao thấy gì từ cái đám lợi ích nhóm nào ở đây?
Tao thấy tiền ngân sách vốn từ tiền thuế người dân đang chảy vào 4-5 túi chính.
Đầu tiên là Các tập đoàn Xây dựng - Hạ tầng - Bất động sản.
Tụi nó sẽ được đặt đèn xanh cho guồng máy bơm tiền khổng lồ đổ vào các dự án làm đường cao tốc, cầu cống, sân bay bởi những gói thầu được chỉ định sẵn nhờ đi đêm với nhau chứ không nhờ năng lực.
Giá vật liệu xây dựng (cát, đất, thép) sẽ được "bình ổn" - tức là được kiểm soát để đảm bảo lợi nhuận cho các nhà cung cấp lớn, thường có liên kết chặt chẽ.
Thứ 2 là Các tập đoàn Công nghệ và Viễn thông.
Mỗi lần tao nghe mấy cái từ khoá như:
"Chuyển đổi số quốc gia", "trung tâm dữ liệu quốc gia", "tích hợp VNeID", "camera an ninh giám sát"
Là tao biết sẽ có một dự án trị giá hàng ngàn, hàng chục ngàn tỷ VND chảy vào túi các công ty cung cấp phần cứng, phần mềm, giải pháp an ninh mạng, lưu trữ đám mây.
Tưởng tiền vì lợi ích quốc gia?
Không đây là một sân chơi mới, béo bở, nơi các hợp đồng chính phủ được trao cho những tay chơi đã được chọn mặt gửi vàng.
Thứ ba là các ngân hàng thương mại lớn , tụi nó được bỏ room tín dụng tha hồ bung tiền vào các tập đoàn sân sau ở các lĩnh vực hạ tầng, công nghệ, bất động sản nhà ở xã hội, nông nghiệp công nghệ cao.
Nhưng tao đã nói ở phần 2, tụi nó sợ đống cứt nợ xấu nên sẽ đặt ra mấy cái điều kiện khó nhằn đéo cho các doanh nghiệp vừa & nhỏ (vốn chiếm 90% nền kinh tế thực) tiếp cận gói giải cứu, tiền sẽ được bơm trong các vòng tay thân hữu , chứng khoán xanh lét nhưng toàn bong bóng ảo.
Cuối cùng là Các tập đoàn "Kinh tế Xanh" và Năng lượng mới.
Đúng là một mỏ vàng, một núi tiền cho các công ty xử lý rác thải, nước thải; các nhà sản xuất xe điện và pin; các công ty phát triển hạ tầng trạm sạc; các dự án năng lượng tái tạo
Lộ trình cấm xe máy ở Hà Nội không chỉ là chuyện môi trường, nó là một cuộc tái cấu trúc thị trường giao thông trị giá hàng tỷ đô la, trao lợi thế tuyệt đối cho các nhà sản xuất xe buýt điện, tàu điện và các phương tiện "xanh" khác.
Tay chơi lớn nhất không chỉ có Vinfast.
Có một cái mùi "Greenwashing" cực kỳ nồng nặc ở đây khi họ viện cớ đã ký COP26 và đám Seeder chạy bài bênh vực nhằm đạt mục tiêu cắt giảm 30% lượng khí Metan.
Tụi nó không đủ trình độ hoặc muốn kể cho mày cái bức tranh lớn hơn sau đây.
Cái gọi là "trách nhiệm chung" cần được tuân thủ theo thông lệ quốc tế thực ra để vận hành cổ máy kiếm tiền khổng lồ là GFANZ (Glasgow Financial Alliance for Net Zero).
Đây là một liên minh tài chính khổng lồ, quy tụ hơn 450 ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư lớn nhất hành tinh như BlackRock, HSBC, Bank of America... quản lý một khối tài sản lên tới 130 ngàn tỷ đô la.
Chúng nó không tham gia vì yêu cây xanh. Chúng nó tham gia vì nhìn thấy một thị trường mới, một cơ hội để cho vay, đầu tư và bán các sản phẩm tài chính "xanh".
GFANZ chính là cỗ máy bơm tiền. Nó không phải là một tổ chức từ thiện, nó là một cartel tài chính đội lốt nhà môi trường học.
Chúng không xây dựng 1 giấc mơ xanh mà bán cho mày thứ:
Carbon Credits: nói thẳng đống giấy lộn hợp thức hoá việc xả thải của bọn Big Corp nhờ Điều 6 (Article 6) của Thỏa thuận Paris, và được hoàn thiện tại COP26.
Một nhà máy ở Đức muốn tiếp tục xả thải, nó không cần giảm thải thật.
Thay vào đó, nó trả tiền cho một dự án trồng rừng ở Việt Nam hay Brazil.
Dự án trồng rừng đó tạo ra "tín chỉ carbon", và nhà máy ở Đức mua cái tín chỉ đó để "bù đắp" cho lượng khí thải của mình.
Về mặt sổ sách, nhà máy đó "trung hòa carbon".
Về mặt thực tế, nó vẫn xả thải như cũ.
Tao đã phân tích về cái Greenwashing - Sự bẩn thỉu dưới vỏ bọc "xanh" vì môi trường rồi
Ai kiếm tiền?
GFANZ tạo ra các sàn giao dịch , quỹ đầu tư chuyên buôn carbon credit , ăn phí giao dịch, phí tư vấn. Rồi biến không khí thành một loại hàng hóa tài chính để đầu cơ.
Các công ty kiểm toán và tư vấn như Deloitte, PwC, EY... sẽ nhảy vào để "xác minh" và "chứng nhận" các dự án tạo tín chỉ carbon. Đây là ngành công nghiệp mới được khai sinh chỉ để làm nhiệm vụ đo đếm và đóng dầu, bán giấy phép xả thải nhằm rũ bỏ trách nhiệm.
Và những tập đoàn lớn đa quốc gia , vừa đóng vai người mua vừa là người bán.
Một tập đoàn năng lượng hoá thạch như Shell hay ExxonMobi có thể đầu tư vào vài dự án năng lượng tái tạo để tạo tín chỉ, rồi dùng chính tín chỉ đó để hợp thức hóa cho các nhà máy than, dầu khí còn lại của mình tiếp tục hoạt động.
GFANZ và bè lũ chúng nó đến VN không làm từ thiện mà cùng với cây gậy và củ cà rốt.
Hà Nội không chỉ "làm theo", mà đây là một ván cờ phức tạp, nơi lợi ích quốc gia, áp lực quốc tế và cơ hội kinh tế đan xen vào nhau.
Củ cà rót bự nhất được gọi là "Quan hệ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng" (JETP) trị giá 15,5 tỷ USD trong đó bao gồm 2 phần:
Phần đầu là 7,75 tỷ USD từ các chính phủ (IPG) kiểu như hàng dùng thử, gồm các khoản vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại (grant) nhỏ giọt và hỗ trợ kỹ thuật nghe thì cũng 'tử tế' nhưng mới là dầu bôi trơn cho phần còn lại.
Phần thứ hai gồm 7,75 tỷ USD từ liên minh GFANZ mới là cốt lõi của cuộc chơi, là tiền có rọ mõm: các khoản vay thương mại, đầu tư trực tiếp từ các ngân hàng trong liên minh tụi nó để bán các gói vay nợ và đầu tư kiếm lời.
Chúng đến VN với lời hứa hẹn giúp VN xây dựng các nhà máy điện gió, điện mặt trời, nâng cấp lưới điện, tạo ra việc làm "xanh" , phát triển xe điện và đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050 để "rạng danh với thế giới".
Mày biết đằng sau gọi là Công nghệ "Chuyển đổi Xanh" (Green Tech) thực chất là gì không?
Trên đời làm gì có thứ tiền nào miễn phí , đi kèm với 15,5 tỷ USD là cả một mớ dây xích rành buộc không viết rõ trên giấy.
Khi nhận tiền từ tụi nó, Việt Nam không thể tự do muốn xây gì thì xây, mua gì thì mua.
Các chuyên gia, nhà tư vấn từ châu Âu, Mỹ (do chính các tổ chức của chúng nó tài trợ) sẽ bay sang để "hỗ trợ" xây dựng khung pháp lý, quy hoạch, và tiêu chuẩn kỹ thuật.
Kết quả là gì?
Các tiêu chuẩn đó sẽ được viết theo hướng có lợi cho công nghệ của Siemens (Đức), Vestas (Đan Mạch), General Electric (Mỹ).
Việt Nam sẽ phải mua turbine gió, tấm pin mặt trời, công nghệ lưới điện thông minh từ chính các công ty của những nước cho vay.
Tiền vay từ ngân hàng Pháp sẽ quay trở lại túi nhà thầu Pháp. Đó là một vòng tròn khép kín.
Chúng viết trên hợp đồng với điều kiện tiên quyết để giải ngân các khoản vay lớn là Việt Nam phải "cải cách thể chế".
Nghe thì hay, nhưng thực chất là ép Hà Nội phải thay đổi luật lệ theo hướng có lợi cho nhà đầu tư tư nhân nước ngoài.
Ví dụ như:
- phải có cơ chế định giá điện minh bạch hơn (để nhà đầu tư ngoại nắm được lợi nhuận),
-phải cho phép tư nhân tham gia vào lĩnh vực truyền tải điện (một lĩnh vực độc quyền của EVN),
- phải đơn giản hóa thủ tục cấp phép cho các dự án năng lượng tái tạo (để chúng nó vào nhanh hơn).
Đây là cây gậy để mở tung thị trường năng lượng béo bở của Việt Nam cho các thành viên của GFANZ.
Và cái trò bỏ sử dụng nhiệt điện than - một nguồn năng lượng rẻ , ổn định , có thể tự chủ một phần để chuyển sang phụ thuộc vào công nghệ năng lượng tái tạo đắt đỏ và không ổn định từ phương Tây.
Kẻ hưởng lợi ở đây là các nhà sản xuất Turbin gió của Đức, Đan Mạch và nhà sản xuất pin mặt trời của Trung Quốc.
Phase-down coal chỉ là vỏ bọc cho chiến dịch Marketing toàn cầu cho các công ty này.
Sau khi đạt mục tiêu về năng lượng tiếp theo là cánh cửa mở ra dưới Tuyên bố "chấm dứt xe động cơ đốt trong" cho phép các hãng điện như Tesla và đối thủ khác từ Trung Quốc, Châu Âu xâm nhập thị trường, tạo ra 1 nhu cầu ép buộc thay thế hàng tỷ phương tiện di chuyển trên toàn cầu bằng 1 sự cưỡng ép dưới những cái bắt tay trước ống kính và chữ ký trên giấy.
Sợi dây xích cuối cùng mà bọn tư bản này đưa ra là Tài chính "Bền vững” - một thứ mơ hồ, trừu tượng để che đậy cái cụ thể là đi bán các gói vay, trái phiếu "xanh" (green bond) cũng như hợp đồng bảo hiểm rủi ro khí hậu - cũng là tiền mua trước cho 1 nỗi lo sợ chưa xảy ra.
Họ không nói thẳng rằng "nước mày ô nhiễm quá, tao không cho vay đâu" mà thông qua các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như ba ông lớn Moody's, S&P, Fitch.
Họ sẽ sử dụng lối nguỵ ngữ mơ hồ, một khung đánh giá tự đưa ra rồi chấm xem quốc gia đang muốn vay tiền có "xanh" không.
Nếu không sẽ bị chèn ép chuyện vay vốn trên thị trường quốc tế phải chịu lãi suất cao và thời gian trả nợ ngắn hơn nhiều.
Đó là cách các định chế tài chính phương Tây áp đặt các tiêu chuẩn, điều kiện của họ lên các dự án ở nước khác, và đảm bảo rằng tiền vay đó sẽ được dùng để mua thiết bị từ các công ty châu Âu, Mỹ.
Họ vừa được tiếng là "xanh", vừa trói buộc các nền kinh tế đang phát triển vào chuỗi cung ứng công nghệ và nợ nần của họ.
Tại sao Hà Nội vẫn tham gia?
Không phải ngây thơ mà có nhiều lý do kể cả chủ động lẫn bị động.
Họ cần hàng trăm tỷ đôla để phát triển hạ tầng năng lượng đang bị kêu ca không đáp ứng nổi , dẫn đến Intel rút kế hoạch mở rộng sản xuất bán dẫn hồi 2023.
Đó là áp lực đầu tiên để làm vừa lòng ông chủ FDI tiếp tục rót tiền nuôi sống nền kinh tế gia công giá rẻ này.
Nhưng hạ tầng nhà nước không thể kham nổi vì vậy ETP và GFANZ, dù có nhiều ràng buộc, vẫn là một nguồn vốn cực lớn không thể bỏ qua.
Đây là cơ hội để hiện đại hóa lưới điện, xây dựng các nguồn năng lượng mới mà không phải dùng hết tiền túi.
Ba Đình biết rõ đi cùng với vốn là công nghệ, tiếp cận các công nghệ quản lý lưới điện thông minh, lưu trữ năng lượng, và sản xuất thiết bị mà tự mình phải mất rất nhiều năm để nghiên cứu.
Và có thế kẹt không thể tránh được..
Các tập đoàn lớn như Apple, Samsung, Nike... đều có cam kết "xanh hóa" (trên danh nghĩa) chuỗi cung ứng của họ.
Nếu Việt Nam, với tư cách là một công xưởng lớn, không cung cấp được "năng lượng sạch" cho các nhà máy của họ, họ sẽ dời đi nơi khác.
Mất FDI là một kịch bản đáng sợ. Do đó, chuyển đổi năng lượng không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc để giữ chân các nhà đầu tư.
Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA (với EU) đều có các điều khoản về phát triển bền vững và môi trường. Việc không tuân thủ có thể dẫn đến các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
Và chính cái chỉ thị 20 này thừa nhận sự ô nhiễm ở các thành phố lớn như Hà Nội là có thật không thể chối cãi, vẫn phải đi trên con đường mới tận dụng "củ cà rốt" là nguồn vốn và công nghệ để phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia, vừa phải tìm cách luồn lách để không bị "cây gậy" và những sợi xích vô hình siết cổ.
Và đó là ván bài của giới tinh hoa chính trị, chỉ có người dân chỉ phải trả giá điện cao hơn cho 1 nền kinh tế tiếp tục lệ thuộc vào dòng vốn, công nghệ , năng lượng từ nước ngoài không thể nào dứt ra được trừ khi muốn học theo Triều Tiên.
Lúc này là nơi Vinfast nhảy vào , bán cho người dân giấc mơ chiếc điện không xả khói, chạy im ru với một cái giá đắt không thể che giấu nổi.
Điện ở đâu mà cho xe chạy?
Cũng như xăng dầu múc từ dầu mỏ lên , điện không tự dưng mọc ra từ không khí hay niềm tin.
Cái gọi là "bảo vệ môi trường" chỉ là chuyển rác thải từ chỗ này sang chỗ khác để trong nó 'sạch' hơn, đằng sau cái ổ cắm điện là câu chuyện khác.
Để nuôi sống an ninh năng lượng quốc gia , VN đang vắt kiệt một mạng lưới điện mà xương sống của nó vẫn là nhiệt điện than mà nguyên liệu chính của nó là than đá.
Tính đến nửa đầu năm 2025 nó chiếm tới 54% tổng sản lượng điện toàn hệ thống.
Con số này không biết nói dối. Mỗi khi mày cắm sạc một chiếc xe điện, khả năng rất cao là mày đang gián tiếp đốt than đá ở một nhà máy nào đó tại Quảng Ninh hay Vĩnh Tân.
Nhưng mà điện này không thực sự đến từ nguồn than đá trong nước mà đi nuôi sống một chuỗi cung ứng xuyên quốc gia.
Thời kỳ đổi mới vừa mới mở cửa đói vốn cực kỳ trầm trọng , cần xây dựng những nhà máy điện công suất lớn, cần hàng tỷ đô la, một con số không tưởng với ngân sách lúc đó.
Cánh cửa duy nhất mở ra là các nguồn vốn vay ODA, tức là viện trợ phát triển chính thức.
Và hai nhà tài trợ hào phóng nhất cho ngành điện của Việt Nam chính là Nhật Bản (thông qua JICA, JBIC) và sau này là Hàn Quốc (qua KEXIM).
Tiền ODA không bao giờ chỉ là tiền.
Nó là một "gói hàng" (package deal).
Khi Nhật Bản cho Việt Nam vay 1 tỷ đô la để xây nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 hay Nghi Sơn 1, cái khoản vay đó đi kèm những điều kiện ràng buộc, dù không phải lúc nào cũng ghi trong văn bản.
Điều kiện quan trọng nhất là: nhà thầu chính và công nghệ phải đến từ Nhật Bản.
Lúc này, vai trò của kẻ được gọi là Tổng thầu EPC (Engineering - Procurement - Construction) xuất hiện.
Đây là kẻ được trao "chìa khóa trao tay", chịu trách nhiệm từ khâu thiết kế, mua sắm thiết bị, cho tới xây dựng và vận hành thử.
Khi vốn vay đến từ Nhật, thì tổng thầu EPC gần như chắc chắn sẽ là một liên danh do các tập đoàn sừng sỏ của Nhật dẫn đầu, ví dụ như Marubeni, Sumitomo, Mitsubishi.
Tương tự, vốn vay từ Hàn Quốc sẽ đi kèm với các nhà thầu như Doosan, Hyundai.
Và đây là lúc cái bẫy công nghệ sập xuống.
Các tập đoàn EPC của Nhật, Hàn hay Trung Quốc đã quen với việc xây dựng các nhà máy điện trên khắp thế giới.
Họ có một chuỗi cung ứng toàn cầu, một hệ sinh thái các nhà sản xuất thiết bị và một danh mục công nghệ đã được chuẩn hóa.
Công nghệ lò hơi phổ biến và hiệu quả nhất mà họ sử dụng là lò hơi đốt than phun (Pulverized Coal - PC), được thiết kế tối ưu để đốt loại than thông dụng trên thị trường quốc tế là than bitum và á bitum.
Đây là loại than dễ cháy, hàm lượng chất bốc cao, phù hợp với công nghệ của họ.
Các nhà sản xuất lò hơi khổng lồ như Mitsubishi Heavy Industries, IHI (Nhật Bản), hay Doosan (Hàn Quốc) đều là bậc thầy về công nghệ này.
Trong khi đó, than của Việt Nam ở Quảng Ninh chủ yếu là than antraxit, chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh ước lượng có 10,5 tỷ tấn dự trữ và 3.5 tỷ tấn đã được khai thác. Đây là loại than "già", nhiệt lượng cao nhưng rất cứng đầu, khó cháy và hàm lượng chất bốc thấp.
Để đốt được loại than này một cách hiệu quả, cần một công nghệ lò hơi khác, thường là lò hơi tầng sôi tuần hoàn (Circulating Fluidized Bed - CFB).
Công nghệ này phức tạp hơn và có thể không phải là thế mạnh hoặc không nằm trong chuỗi cung ứng được tối ưu hóa của các nhà thầu EPC quốc tế.
Khi một nhà thầu EPC Nhật Bản nhận một dự án "chìa khóa trao tay" tại Việt Nam, họ sẽ làm gì?
Họ sẽ chọn giải pháp an toàn, hiệu quả và quen thuộc nhất với họ.
Họ sẽ bê nguyên cái mô hình nhà máy mà họ đã xây ở Indonesia hay Thái Lan, với công nghệ lò hơi đốt than phun, rồi chỉ định trong thiết kế rằng nhà máy này phải đốt than bitum nhập khẩu từ Úc hay Indonesia để đảm bảo hiệu suất và các điều khoản bảo hành.
Phía Việt Nam, với tư cách là bên đi vay, thường ở thế yếu hơn trên bàn đàm phán kỹ thuật và khó có thể yêu cầu nhà thầu phải thiết kế một loại nhà máy hoàn toàn khác, chuyên biệt cho than antraxit nội địa.
Việc đó vừa rủi ro về công nghệ, vừa làm tăng chi phí, và có thể không được bên cho vay chấp thuận.
Dòng tiền đã quyết định công nghệ. Và công nghệ đã quyết định nguồn nhiên liệu. Nhóm lợi ích ở đây là một chuỗi liên hoàn:
Chính phủ các nước cho vay (Nhật, Hàn): Họ tạo ra công ăn việc làm và thị trường xuất khẩu cho các tập đoàn trong nước.
Các tập đoàn EPC và nhà sản xuất thiết bị: Họ bán được những hợp đồng hàng tỷ đô la, bán được công nghệ và máy móc của mình.
Các định chế tài chính: Họ cho vay và thu lãi.
Và sau cùng, là các tập đoàn khai mỏ và buôn bán than quốc tế: Họ có thêm một khách hàng dài hạn, một thị trường được đảm bảo bằng chính thiết kế của nhà máy.
Có hai thế hệ nhiệt điện than ở Việt Nam.
Thế hệ thứ nhất chuyên ăn than nội địa xây dựng ở miền Bắc gần mỏ than Quảng Ninh, chủ yếu từ trước những năm 2010 điển hình là Phả Lại 1, Uông Bí, Ninh Bình, Cẩm Phả, Sơn Động...
Một số trong đó được xây dưới sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc trong thời kỳ cả hai còn mặn nồng phù hợp để đốt than antraxit (anthracite) đặc trưng của Việt Nam. Công nghệ cũ nhưng ít ra tự chủ được nguyên liệu.
Thế hệ thứ hai: Đội quân hùng hậu bị khóa cứng bằng công nghệ nhập ngoại.
Cơn ác mộng "khoá cứng công nghệ" chỉ bắt đầu sau những năm 2010 , khi Việt Nam đẩy mạnh xây dựng các trung tâm điện lực lớn ở miền Trung và miền Nam để đáp ứng nhu cầu điện tăng vọt từ FDI.
Đây là lúc dòng vốn ODA và các khoản vay thương mại từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc ồ ạt chảy vào.
Và như đã nói, tiền đi đâu thì công nghệ và nhà thầu đi đó. Chúng đang ngốn hàng triệu tấn than nhập mỗi năm.
Toàn bộ Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân (Bình Thuận):.
Cụm này gồm Vĩnh Tân 1, 2, 4 và 4 mở rộng, với tổng công suất hàng ngàn MW, là một ví dụ kinh điển.
Vĩnh Tân 2 (nhà thầu Trung Quốc Sinohydro Corporation Limited - Power China Kuming Engineering Corporation Limited Consortium), Vĩnh Tân 4 (liên danh Doosan - Hàn Quốc và Mitsubishi - Nhật Bản), Vĩnh Tân 1 (nhà thầu Trung Quốc) đều được trang bị công nghệ lò hơi đốt than phun (PC) siêu tới hạn hoặc trên tới hạn, được thiết kế để đốt than bitum và á bitum nhập khẩu từ Indonesia và Úc.
Chúng không thể đốt than antraxit của Việt Nam một cách hiệu quả.
Toàn bộ Trung tâm Điện lực Duyên Hải (Trà Vinh): Kịch bản tương tự lặp lại ở đây.
Cụm Duyên Hải 1, 3, và 3 mở rộng, với nhà thầu chính phần lớn là các công ty Trung Quốc, cũng được trang bị công nghệ lò hơi đốt than phun.
Ngay từ trong thiết kế, chúng đã được xác định là sẽ sử dụng nguồn than nhập khẩu.
Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 (Quảng Ninh):
Trớ trêu thay, nhà máy này nằm ngay tại "thủ phủ" than của Việt Nam, nhưng lại là một dự án BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) do tập đoàn AES của Mỹ đầu tư (đã bán lại cổ phần), với nhà thầu EPC là Doosan (Hàn Quốc).
Nó được thiết kế để đốt than bitum nhập khẩu, tạo ra cảnh tượng những con tàu khổng lồ chở than từ Úc, Indonesia cập cảng ngay giữa vùng mỏ than antraxit lớn nhất cả nước.
Các dự án khác:
Hàng loạt các nhà máy khác được xây dựng trong giai đoạn này như Nghi Sơn 1 (nhà thầu Marubeni - Nhật), Thái Bình 2 (nhà thầu Trung Quốc), Long Phú 1... đều đi theo con đường công nghệ này. Chúng được thiết kế để tối ưu cho loại than phổ biến trên thị trường thế giới, chứ không phải loại than sẵn có của Việt Nam.
Số liệu thống kê cụ thể về từng nhà máy có thể khác nhau, nhưng bức tranh tổng thể rất rõ ràng: Hầu hết các nhà máy nhiệt điện than có công suất lớn (từ 600MW/tổ máy trở lên) được xây dựng ở Việt Nam trong vòng 15 năm qua đều bị "khóa cứng" vào việc phải dùng than nhập khẩu.
Đây không phải là một vài trường hợp cá biệt, mà là một xu hướng mang tính hệ thống.
Kết quả là, từ một nước xuất khẩu than, Việt Nam đã trở thành một trong những nước nhập khẩu than lớn nhất thế giới. Lượng than nhập khẩu, từ vài triệu tấn một năm, đã dự kiến vọt lên tới 50-70 triệu tấn/năm, và phần lớn trong số đó là để phục vụ cho chính những nhà máy điện "hiện đại" này.
Nhưng chuỗi cung ứng điện than này không phải lúc cũng ổn định, mày sẽ thấy lâu lâu EVN lại báo lỗ chỉ vì giá nhập cao.
Than đá nhập từ Úc về không hề có "giá" cố định mà nó nhảy múa từng ngày theo thị trường thế giới , người ta cần nhìn giá FOB (Free on Board) tại cảng Newcastle của Úc là giá chuẩn cho than nhiệt chất lượng cao thường là bao gồm toàn bộ chí phí đào than lên, tiền công cho thợ mỏ, chi phí vận hành máy móc, vận chuyển từ mỏ ra cảng và chất lên tàu chở về Cảng Cát Lái, Hài Phòng, Quảng Ninh,..vv
Tính đến giữa năm 2025, sau giai đoạn sốt giá điên cuồng, giá than nhiệt Newcastle đã bình ổn trở lại, dao động quanh mốc 95 - 115 USD/tấn.
Đây là giá tại cảng Úc.
Để về đến Việt Nam, phải cộng thêm chi phí vận tải biển và bảo hiểm, có thể thêm khoảng 15-25 USD/tấn nữa tùy vào giá cước tàu tại thời điểm đó.
Vậy, một tấn than Úc cập cảng Việt Nam có giá đâu đó khoảng 110 - 140 USD. Con số này nghe có vẻ cao, nhưng như đã nói, nó vẫn cạnh tranh được với giá thành khai thác than hầm lò ngày càng đắt đỏ trong nước vì quá nhiều chi phí đội lên.
Các vỉa than lộ thiên dễ ăn đã hết từ lâu.
Giờ muốn có than, công nhân phải đào sâu xuống lòng đất hàng trăm mét, chui vào những hầm lò vừa nguy hiểm vừa tốn kém.
Hệ số bóc đất đá tăng lên, chi phí an toàn lao động, chi phí môi trường, các loại thuế phí tài nguyên... tất cả cộng vào làm cho giá thành một tấn than của Vinacomin bị đẩy lên cao.
Trong khi đó, các mỏ than khổng lồ ở Indo hay Úc khai thác theo kiểu lộ thiên với quy mô công nghiệp cực lớn, chi phí trên mỗi tấn than của họ rẻ hơn.
Dù phải cộng thêm chi phí vận chuyển qua cả ngàn hải lý, nhưng nhiều thời điểm giá than ngoại về đến cảng Việt Nam vẫn cạnh tranh, thậm chí rẻ hơn so với giá than nội địa vận chuyển từ Quảng Ninh vào các nhà máy điện ở miền Nam.
Việc bán than cho Việt Nam không phải là một khu chợ nhỏ lẻ. Nó nằm trong tay một vài gã khổng lồ đa quốc gia và các nhà buôn lớn.
The Miners (các tập đoàn khai thác mỏ) mới là kẻ nắm đầu nguồn, chủ sở hữu mỏ than khổng lồ chủ yếu là có 2 cái tên chính.
Glencore - gã khổng lồ đến từ Thuỵ Sĩ là một trong những nhà sản xuất và buôn bán than lớn nhất thế giới. Nó sở hữu và vận hành hàng loạt mỏ than ở thung lũng Hunter của Úc, nơi sản xuất ra loại than nhiệt chất lượng cao mà các nhà máy điện Việt Nam rất ưa chuộng. Glencore không chỉ bán than, nó còn kiểm soát cả một mạng lưới logistics và vận tải toàn cầu.
Whitehaven Coal & Yancoal là hai tay chơi lớn khác (Yancoal thực chất do một công ty Trung Quốc kiểm soát). Chúng nó cũng sở hữu các mỏ than lớn và là những nhà xuất khẩu chủ lực sang các thị trường châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo các công ty này với các tập đoàn năng lượng lớn của Việt Nam như EVN, Vinacomin, PetroVietnam diễn ra khá thường xuyên.
The Traders (con buôn) và công ty nhập khẩu nội địa đóng vai trò như một lớp trung gian từ mỏ của của Glencore đến nhà máy điện của EVN.
Ở VN có 1 cái tên rất nổi tiếng là Công ty Cổ phần Thuận Hải.
Đây là một doanh nghiệp tư nhân nhưng đã vươn lên thành một trong những nhà nhập khẩu than lớn nhất nước.
Nó không sở hữu mỏ, nhưng nó xây dựng được quan hệ đối tác lâu dài với các mỏ than lớn ở Úc, Indonesia, xây dựng hệ thống kho cảng và mạng lưới phân phối riêng.
Những công ty như Thuận Hải đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là cánh tay nối dài, là người đàm phán trực tiếp và lo liệu mọi thủ tục để đưa than về nước. Chúng nó sống bằng chênh lệch giá và phí dịch vụ, và có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường nội địa.
Nguồn lớn thứ hai là thủy điện. Nó chiếm khoảng 20-30% tùy vào mùa và lượng nước. Thủy điện thì có vẻ "sạch" hơn than, nhưng nó cũng phải trả giá bằng việc nhấn chìm những cánh rừng, thay đổi dòng chảy và hệ sinh thái, và cực kỳ bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào lòng trời.
Năm nào El Nino gây hạn hán, các hồ thủy điện cạn trơ đáy, thì hệ thống lại càng phải quay sang gào thét, đốt thêm than để bù vào.
Vậy còn cái gọi là "năng lượng tái tạo" như điện mặt trời và điện gió thì sao? Đúng là nó đã có một cú bùng nổ trong vài năm qua.
Nhưng cộng cả hai thứ đó lại, chúng chỉ đóng góp khoảng 14-16% sản lượng điện.
Điện mặt trời thì chỉ có ban ngày, điện gió thì chỉ có khi trời có gió. Chúng là những nguồn năng lượng "đỏng đảnh", không ổn định.
Khi mặt trời lặn hoặc gió ngừng thổi, ai sẽ gánh cái nền cho hệ thống? Lại là than và thủy điện.
Cái "Quy hoạch điện VIII" mà người ta hay nhắc tới như một cuộc cách mạng xanh, thực chất là một bản kế hoạch đầy thỏa hiệp.
Nó đặt ra mục tiêu tăng năng lượng tái tạo, nhưng đồng thời, nó cũng mở đường cho một thế lực mới: nhiệt điện khí, đặc biệt là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu.
Cho đến năm 2030, kế hoạch vẫn là xây thêm hàng loạt nhà máy nhiệt điện khí LNG khổng lồ.
Đây được coi là nguồn "năng lượng chuyển tiếp", sạch hơn than một chút nhưng vẫn là nhiên liệu hóa thạch, và nó biến Việt Nam từ chỗ phụ thuộc vào than sang phụ thuộc vào giá khí LNG đầy biến động của thị trường thế giới được kiểm soát bởi Mỹ, Qatar và Úc.
Chỉ là 1 tròng đeo lên cổ mới nhưng nó có màu xanh.
Và nước Mỹ dười thời Donald Trump đang ép VN mua ngày càng nhiều LNG để làm vừa lòng cái tôi ái kỷ của vị tổng thống đang muốn lập thành tích giảm thâm hụt thương mại.
Bên cạnh ông vua mới LNG, là một vị thái tử được nuông chiều hết mực: năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi.
Mục tiêu công suất hàng chục ngàn MW được vẽ ra trông rất đẹp, nhưng nó đi kèm một cái giá cực đắt.
Để xây được những cánh đồng điện gió ngoài khơi đó, Việt Nam phải nhập khẩu 100% công nghệ turbine từ các ông lớn châu Âu như Siemens (Đức) hay Vestas (Đan Mạch). Để vận hành được chúng, phải đầu tư hàng chục tỷ đô la nữa để nâng cấp và xây mới lưới điện truyền tải.
Tiền ở đâu ra cho cuộc chơi vĩ đại này?
Quy hoạch ước tính cần tới 135 tỷ USD chỉ trong giai đoạn đến năm 2030.
Và phần "giải pháp huy động vốn" đã chỉ thẳng ra câu trả lời: phải "đa dạng hóa nguồn vốn", "thu hút vốn trong và ngoài nước", và đặc biệt là "tăng cường kêu gọi, sử dụng có hiệu quả các cam kết hỗ trợ của quốc tế (JETP)".
Đây chính là lúc cái bẫy sập xuống.
Cái gói 15,5 tỷ USD của JETP chỉ là mồi câu. Nó đi kèm với yêu cầu Việt Nam phải "sửa đổi Luật Điện lực", "phát triển thị trường điện cạnh tranh", "thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA)".
Đây là mật mã cho việc: mở toang cánh cửa thị trường điện cho tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài vào.
Toàn bộ cái Quy hoạch điện VIII này, nếu đọc bằng con mắt của một kẻ đi buôn, thực chất là một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, nhưng không phải cho Việt Nam.
Sản phẩm: Điện được sản xuất từ công nghệ "xanh" (tuabin gió, điện mặt trời, tua-bin khí LNG).
Nhà cung cấp: Các tập đoàn công nghệ của châu Âu, Mỹ; các nhà cung cấp LNG từ Mỹ, Úc, Qatar.
Nhà đầu tư/Ngân hàng: Các định chế tài chính trong liên minh GFANZ, các ngân hàng quốc tế rót tiền qua các kênh như "tín dụng xanh", "trái phiếu xanh".
Khách hàng: Việt Nam, một thị trường 100 triệu dân bị buộc phải từ bỏ nguồn năng lượng cũ để mua một sản phẩm năng lượng mới đắt đỏ hơn, với sự phụ thuộc hoàn toàn vào chuỗi cung ứng công nghệ và nhiên liệu từ bên ngoài.
Vậy nên mỗi lần mày cắm sạc 1 chiếc xe điện dù là của Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay xe của Vinfast thì chính bản thân đang đóng vai trò điểm cuối tiêu thụ để nuôi sống cho cả một đế chế.
Dùng xe điện để tạo cảm giác văn minh , sạch hơn là một sự ảo tưởng tiếp tay = một cách ngu ngốc cho điện than đóng vai trò góp phần chiếm tới hơn 65% tổng lượng phát thải toàn quốc của ngành năng lượng, luôn là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất Việt Nam.
Cấm xe xăng không giúp giảm bớt đi nguồn phát thải này, chỉ dùng nó tăng lên.
Năm 2016, tổng phát thải của Việt Nam là khoảng 316,7 triệu tấn CO2.
Riêng ngành năng lượng đã chiếm khoảng 205 triệu tấn trong số đó.
Đến năm 2022, con số tổng phát thải đã vọt lên khoảng 344 triệu tấn CO2 tương đương, và ngành năng lượng vẫn là kẻ dẫn đầu.
Theo kịch bản phát triển thông thường, dự báo lượng phát thải KNK của Việt Nam đến năm 2030 có thể tăng 3,26 lần so với mức năm 2014. Cụ thể, mức gia tăng từ 284,0 tấn CO2 tương đương lên 927,9 triệu tấn, trong đó lĩnh vực năng lượng phát thải 678,4 triệu tấn-chiếm 73,1%.
Những con số này không phải tự nhiên mà có.
Nó đến từ việc Việt Nam ngày càng nghiện than.
Năm 2023 và đặc biệt là những tháng đầu năm 2025 này, khi thủy điện hụt hơi vì hạn hán, các nhà máy nhiệt điện than đã phải chạy hết công suất, thậm chí vượt công suất để cứu lưới điện.
Sản lượng điện than chiếm tới gần 50%, có lúc vọt lên gần 57% tổng sản lượng điện toàn hệ thống.
Cứ mỗi một MWh điện được tạo ra, lượng khí thải CO2 lại tăng lên, vì than chính là nguồn năng lượng "bẩn" nhất.
Hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam năm 2024 ước tính đã tăng khoảng 3,2% so với năm 2023, một tín hiệu cho thấy lưới điện đang ngày càng "nâu" đi, chứ không "xanh" hơn.
Còn khi chia nhỏ ra cho từng ngành, bức tranh cũng không khá hơn.
Về phía công nghiệp:. Các ngành công nghiệp nặng như sản xuất xi măng, sắt thép, hóa chất cũng là những nguồn phát thải lớn, nhưng chúng vẫn xếp sau ngành sản xuất điện. Hơn nữa, chính các nhà máy công nghiệp này lại là những khách hàng tiêu thụ điện lớn nhất. Chúng vừa tự phát thải trong quá trình sản xuất, vừa gián tiếp gây phát thải thông qua việc tiêu thụ một lượng điện khổng lồ được tạo ra từ than. Nó là một vòng xoáy luẩn quẩn.
Về phía dân dụng: Lượng phát thải do đun nấu, sử dụng thiết bị điện trong các hộ gia đình có tồn tại nhưng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với công nghiệp và sản xuất điện. Việc mày bật một cái điều hòa ở nhà không thể so sánh được với việc một lò cao luyện thép hoạt động hay một tổ máy nhiệt điện 600MW đang đốt hàng ngàn tấn than mỗi ngày.
Toàn bộ câu chuyện phát thải ở Việt Nam có thể được nhìn nhận một cách đơn giản: đó là câu chuyện của than đá.
Dù là phát thải trực tiếp từ ống khói các nhà máy điện hay phát thải gián tiếp do các ngành công nghiệp và khu dân cư "ăn" điện, thì gốc rễ của vấn đề vẫn nằm ở sự phụ thuộc gần như tuyệt đối vào nhiệt điện than.
Có chuyển hết từ xe xăng qua xài xe điện giống như sơn 1 cái nhà màu nâu thành màu xanh nhưng bản chất mục nát bên trong vẫn không đổi.
Đó là lời nói dối lớn nhất từ nhà cầm quyền Hà Nội và các agency đang ngày ngày chạy quảng cáo bảo vệ cho Vinfast.
Mỗi một chiếc xe điện được bán ra với cái danh nghĩa "sản phẩm thuần Việt" nhưng thực ra được nuôi sống bằng trái tim, bộ não và hệ thần kinh của Trung Quốc.
Cục pin là thứ quan trọng nhất , là trái tim của chiếc xe, thứ đắt tiền và quan trọng nhất lại là hàng 100% từ Trung Quốc đến từ những gã khổng lồ khổng lồ trong ngành công nghiệp này.
Ban đầu là CATL, và gần đây nhất là một hợp đồng chiến lược với Gotion High-Tech.
Cả hai đều là những tay chơi top đầu của Trung Quốc và thế giới.
VinFast thậm chí còn hợp tác với Gotion để xây một nhà máy pin ở Hà Tĩnh.
Nhưng mày phải hiểu, nhà máy đó cũng chỉ là lắp ráp (pack) các cell pin lại với nhau, còn lõi của cell pin (battery cell) vẫn là công nghệ và nguyên liệu từ Gotion chuyển sang.
VinFast không có lựa chọn nào khác.
Trung Quốc đang thống trị tuyệt đối toàn bộ chuỗi cung ứng pin toàn cầu, từ khai thác khoáng sản (lithium, cobalt) cho đến sản xuất cell pin thành phẩm.
Bất kỳ hãng xe nào trên thế giới muốn làm xe điện đều phải ngửa tay mua pin của họ.
Và hệ thống điện tử phức tạp từ cái màn hình cảm ứng khổng lồ 15.6 inch trên táp-lô, các con chip điều khiển ECU, cho đến hàng trăm cảm biến nhỏ li ti khác, gần như toàn bộ đều đến từ hệ sinh thái công nghiệp của Trung Quốc, đặc biệt là Thâm Quyến.
Các công ty như BOE có thể là nhà cung cấp màn hình.
Hàng loạt các nhà cung cấp linh kiện điện tử khác mà mày chưa bao giờ nghe tên cũng đến từ đây.
Việc này không phải vì VinFast yếu kém, mà vì đơn giản là không ai có thể cạnh tranh lại với Trung Quốc về giá cả và quy mô trong lĩnh vực này.
Thứ ba là bộ khung xương và thân vỏ là phần mà VinFast cố gắng thể hiện chất "Tây" nhất.
Họ thuê các studio thiết kế lừng danh của Ý như Pininfarina để tạo ra kiểu dáng.
Họ cũng hợp tác với các công ty kỹ thuật hàng đầu thế giới như Magna Steyr của Áo để phát triển khung gầm. Nghe rất oách.
Nhưng đó là câu chuyện trên bản vẽ. Khi đi vào sản xuất hàng loạt, hàng ngàn chi tiết cấu thành nên thân vỏ, từ những tấm thép dập, các chi tiết nhựa, hệ thống đèn, gương... phần lớn được đặt hàng từ các nhà cung cấp ở Trung Quốc để tối ưu chi phí.
Việc dập một cái khuôn cửa xe ở Quảng Đông rồi chở về Hải Phòng vẫn rẻ và nhanh hơn rất nhiều so với việc xây dựng cả một ngành công nghiệp phụ trợ từ con số không tại Việt Nam.
Nhà máy ở Hải Phòng, nói một cách công bằng, là một công xưởng lắp ráp khổng lồ và hiện đại, nơi các bộ phận từ khắp nơi trên thế giới, nhưng chủ yếu là Trung Quốc, được ghép lại với nhau.
Việc đi tuyên truyền, quảng cáo rằng đây là sản phẩm thuần Việt là một sự bất lương, dối trá với người tiêu dùng đang thèm khát ủng hộ một sản phẩm Việt Nam làm ra.
Không ai chê Vinfast đang lệ thuộc vào chuỗi cung ứng TQ nhưng hãy trung thực nói thẳng đi, cả thế giới này đều cần TQ làm công xưởng của mình nhưng họ đưa ra sản phẩm chất lượng đi cạnh tranh với các con cá mập khác.
Vinfast bấy lâu nay hết bị lỗi về pin, màn hình, tự động lùi xe nhưng đều dùng bàn tay truyền thông che lấp đi, mày có thể vào r/VinFastComm xem bài của u/albert1165 nói kỹ hơn tao.
Việc lót đường cấm xe xăng dầu vào Vành Đai 1 lần này không thể nào trắng trợn hơn là trò tham nhũng chính sách có lợi cho Vingroup.
Với lợi thế là một tập đoàn tư bản đỏ thân hữu họ đã đi đêm để được hưởng sự ưu đãi về thuế và phí một cách khác biệt.
Khi chính phủ Việt Nam Nghị định số 10/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2022, ra quyết định giảm 100% án lệ phí trước bạ cho xe điện đoán xem ai là kẻ hưởng lợi lớn nhất ?
Chính là vinfast - con nghiện đốt tiền lớn nhất trong tập đoàn của tỷ phú Vượng.
Họ là hãng duy nhất ở VN khi đó có đầy đủ phân khúc xe điện đầy đủ, và chính Vinfast lobby yêu cầu. kéo dài nghị định thêm 2 năm (đến 2027).
Các hãng xe đối thủ còn đang thăm dò chưa kịp phản ứng thì tấm thảm đỏ dọn sẵn chỗ cho Vinfast lăn bánh một cách áp đảo.
Thứ hai là cuộc chơi về hạ tầng trụ sạc. Việc xây dựng một mạng lưới trạm sạc trên toàn quốc không chỉ cần tiền, nó cần thứ quan trọng hơn nhiều: quỹ đất và giấy phép.
Và đây là nơi mà mối quan hệ thâm sâu với bộ máy nhà nước phát huy tác dụng. VinFast đã có thể phủ sóng các trạm sạc của mình với một tốc độ thần kỳ, từ các trung tâm thương mại của Vingroup, các khu đô thị của Vinhomes, cho đến các bãi đỗ xe công cộng, chung cư, thậm chí cả lề đường và các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex.
Để làm được điều này, không thể chỉ dựa vào năng lực của một doanh nghiệp.
Nó đòi hỏi một sự "bật đèn xanh" đồng bộ từ nhiều cấp chính quyền, từ Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, cho đến chính quyền các địa phương.
Trong khi một đối thủ cạnh tranh nước ngoài muốn xây một trạm sạc có thể phải đi qua hàng chục cửa ải về quy hoạch, phòng cháy chữa cháy, giấy phép xây dựng, thì VinFast dường như đi trên một con đường cao tốc đã được dọn sẵn.
Có cái gì đó giống như một chỉ thị không thành văn rằng "phải tạo mọi điều kiện thuận lợi".
Đây chính là một rào cản vô hình nhưng cực kỳ hiệu quả, nó biến việc xây dựng hạ tầng, một yếu tố sống còn của xe điện, trở thành một đặc quyền thay vì một sân chơi cạnh tranh sòng phẳng.
Thứ ba, là mối quan hệ với các doanh nghiệp nhà nước. Việc VinFast có thể hợp tác dễ dàng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để giải quyết các vấn đề về cung cấp điện cho trạm sạc, hay hợp tác với Petrolimex, một ông lớn trong ngành xăng dầu, để đặt trạm sạc ngay tại các vị trí đắc địa của họ, là những lợi thế mà không một đối thủ nào có thể mơ tới.
Đây không chỉ là những hợp đồng kinh doanh thông thường, nó mang dáng dấp của một sự phối hợp ở tầm vóc "quốc gia", nơi các nguồn lực công được huy động để hỗ trợ cho một "nhà vô địch quốc dân".
Mấy thằng Seeder kể cả ngây thơ lẫn được trả tiền đang đi tuyên truyền không chỉ có xe Vin là 1 lời dối trá, đúng là Vinfast không còn một mình một chợ trên thị trường nhưng cán cân vẫn đang diễn ra
Đối thủ của VinFast bây giờ có thể chia làm hai nhóm.
Nhóm thứ nhất là các hãng xe sang như Porsche hay Mercedes-Benz.
Họ cũng có xe điện và cũng xây trạm sạc, nhưng sân chơi của họ rất khác. Porsche có một trạm sạc dạng "phòng chờ" (charging lounge) sang chảnh ở Capital Place, Liễu Giai .
Mercedes cũng có kế hoạch tương tự. Nhưng đây không phải là cuộc chiến số lượng.
Họ xây trạm sạc để phục vụ cho một nhóm khách hàng cực nhỏ, những người mua xe vài tỷ bạc của họ.
Nó giống như một tiện ích cộng thêm, một phần của trải nghiệm xa xỉ, chứ không phải một hạ tầng đại chúng.
Số lượng trạm sạc của họ ở Hà Nội chỉ đếm trên đầu ngón tay và không thể nào so sánh được với mạng lưới của VinFast.
Nhóm thứ hai, và đây mới là đối thủ tiềm năng thực sự, là các đơn vị cung cấp dịch vụ sạc độc lập, không thuộc về một hãng xe nào.
Nổi bật ở Hà Nội có những cái tên như EBOOST hay EVGO.
Họ đang cố gắng xây dựng một mạng lưới trạm sạc "mở", tức là xe của bất kỳ hãng nào cũng có thể vào sạc.
EBOOST đã có một vài điểm sạc ở Hà Nội, ví dụ như ở khu Cầu Bưu (Thanh Trì) hay làng Quốc tế Thăng Long (Cầu Giấy) . Họ thường hợp tác với các chung cư, tòa nhà văn phòng, bãi đỗ xe để lắp đặt trụ sạc.
Nhưng liệu họ có cạnh tranh lại về số lượng không? Câu trả lời thẳng thắn là không, và có lẽ còn rất lâu nữa. VinFast, thông qua công ty V-GREEN, đã tuyên bố kế hoạch đầu tư 10.000 tỷ đồng để phủ thêm trạm sạc, với mục tiêu hàng trăm ngàn cổng sạc trên toàn quốc .
Đây là một con số mà không một đối thủ nào, kể cả các hãng xe lớn hay các công ty dịch vụ sạc, có thể theo kịp trong tương lai gần. Lợi thế của VinFast không chỉ đến từ tiền, mà còn từ hệ sinh thái của Vingroup và sự "ưu ái" về mặt chính sách mà chúng ta đã nói.
Và đây là điểm chí mạng: xe của các hãng khác có được sạc nhờ ở trạm VinFast không?
Câu trả lời chính thức từ VinFast là KHÔNG.
Hệ thống trạm sạc của VinFast hiện tại là một hệ sinh thái khép kín, một "khu vườn có tường bao" chỉ dành riêng cho xe của họ.
Đây chính là cú "khóa công nghệ" và khóa hạ tầng tàn nhẫn nhất. Dù các trụ sạc của VinFast sử dụng chuẩn sạc quốc tế như CCS2 cho sạc nhanh DC và Type 2 cho sạc thường AC, vốn tương thích với hầu hết xe điện khác trên thị trường, nhưng họ đã khóa nó bằng phần mềm.
Mày có thể cắm vừa giắc sạc, nhưng hệ thống sẽ không nhận diện và không cấp điện.
Hành động này biến mạng lưới trạm sạc từ một hạ tầng giao thông thành một vũ khí cạnh tranh độc quyền.
Nó tạo ra một nỗi sợ hãi hữu hình cho bất kỳ ai muốn mua xe điện của hãng khác: "Liệu đi xa có chỗ sạc không?".
Trong khi chủ xe VinFast có thể yên tâm đi xuyên Việt, thì chủ xe Hyundai, Kia, hay BYD sẽ phải tính toán từng li từng tí, phụ thuộc vào vài chục điểm sạc ít ỏi của các bên thứ ba.
Để vượt qua bức tường trụ sạc này các công ty đối thủ không hề ngồi yên.
Porsche, Mercedes đang tự xây các trạm sạc công suất cao tại showroom và các địa điểm đối tác như khách sạn, resort hạng sang.
Các hãng xe như BYD đang hợp tác với EBOOST để cung cấp giải pháp sạc cho khách hàng của mình . Họ dựa vào mạng lưới của các công ty dịch vụ sạc để làm điểm tựa.
Đã có những ý kiến từ các chuyên gia và người dùng kêu gọi chính phủ phải ban hành một quy chuẩn chung về cổng sạc và yêu cầu chia sẻ hạ tầng trạm sạc để tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh .
Họ cho rằng không thể để một doanh nghiệp độc chiếm hạ tầng thiết yếu.
Tuy nhiên, yêu cầu VinFast chia sẻ hạ tầng mà họ đã bỏ hàng trăm triệu đô la để xây dựng là một việc cực khó, và bản thân VinFast cũng đã tuyên bố họ không có kế hoạch này trong tương lai gần tức là gần như bít cửa cho kẻ khác bước chân vào hệ sinh thái của mình. Trừ khi Hà Nội bị áp lực bởi Trung Quốc, Hoa kỳ ép phải mở cửa thị trường cho Tesla, BYD nhảy vào.
Tại Hà Nội, cuộc chiến trạm sạc hiện tại là một cuộc chiến không cân sức.
VinFast đang ở thế thượng phong tuyệt đối với một mạng lưới dày đặc và độc quyền.
Các đối thủ khác giống như những đội du kích nhỏ, đang cố gắng tồn tại và phát triển trong những khoảng trống mà gã khổng lồ bỏ lại, đồng thời hy vọng vào một sự thay đổi chính sách trong tương lai để phá vỡ thế độc quyền này.
Nhưng ngày đó, có lẽ còn rất xa hơn nữa khi quyết định dọn đường Vành Đai 1 cho Vinfast một cách lộ liễu khó tả.
Vành đai 1 đó không phải là một con đường cao tốc trên trời.
Nó là một tuyến đường vành đai lâu đời nhất, chạy xuyên qua những quận lõi, đông đúc và chật chội nhất của Hà Nội. Nó bao gồm các tuyến phố như Xã Đàn, Ô Chợ Dừa, Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân...
Đây chính là trái tim, là trung tâm hành chính, thương mại, và là nơi sinh sống của hàng triệu người.
Toàn bộ khu vực nằm bên trong cái vành đai này là khu phố cổ, khu 36 phố phường, những con ngõ nhỏ chỉ vừa một chiếc xe máy lách qua, và những khu tập thể cũ.
Giao thông ở đây là một cơn ác mộng.
Đường thì nhỏ, ngõ thì sâu, mật độ dân số thì khủng khiếp.
Phương tiện di chuyển gần như duy nhất và hiệu quả nhất trong cái mê cung này chính là xe máy.
Nó là kế sinh nhai của người bán hàng, là công cụ để shipper len lỏi giao đồ ăn, là phương tiện cho nhân viên văn phòng đi làm, cho phụ huynh đưa đón con đi học.
Xe buýt có, nhưng nó chỉ chạy được ở các trục đường lớn, và thường xuyên kẹt cứng.
Còn tàu điện trên cao?
Tuyến Cát Linh - Hà Đông chỉ chạy ở rìa ngoài, không phục vụ trực tiếp cho khu vực lõi này.
Nói tóm lại, cấm xe máy ở khu vực Vành đai 1 chẳng khác nào chặt đi đôi chân của cả một thành phố.
Bây giờ, hãy lồng cái kế hoạch cấm xe máy vào bối cảnh này. Lộ trình được đưa ra là đến năm 2026, sẽ cấm xe máy chạy xăng lưu thông bên trong Vành đai 1 sau đó là VĐ2, VĐ3.
Đây chính là lúc màn kịch dọn đường bắt đầu.
Khi lệnh cấm có hiệu lực, hàng triệu người dân sống và làm việc trong khu vực lõi này sẽ đứng trước một lựa chọn cưỡng bức:
Đi bộ hoặc đi xe đạp? Bất khả thi với khoảng cách xa và thời tiết khắc nghiệt Hà Nội, hè thì nóng cái lò, đông lạnh tựa Bắc Cực.
Đi xe buýt? Như đã nói, mạng lưới xe buýt không đủ bao phủ các ngõ nhỏ, và sẽ trở nên quá tải, kẹt cứng hơn khi lượng người dùng tăng đột biến.
Mua ô tô? Một ý tưởng điên rồ. Khu vực này không có chỗ để đỗ xe, và việc lái ô tô trong các con phố nhỏ chẳng khác nào tự sát.
Chuyển sang xe máy điện. Đây chính là lối thoát duy nhất mà chính sách đang dồn người dân vào.
Và khi người dân lao động từ chạy xe ôm , bán hàng rong, làm công sở bị buộc phải chuyển sang xe máy điện, họ nhìn ra thị trường và thấy gì?
Họ thấy một bức tranh đã được sắp đặt sẵn.
VinFast không chỉ bán xe máy điện, họ còn sở hữu một mạng lưới trạm đổi pin và trạm sạc dày đặc, độc quyền, đã được phủ sẵn trong từng con ngõ, từng khu chung cư, từng cửa hàng tiện lợi trong chính cái khu vực Vành đai 1 này.
Trong khi các hãng xe máy điện khác của Honda, Yamaha hay các thương hiệu nhỏ lẻ vẫn đang loay hoay với bài toán pin và sạc, thì VinFast đã có sẵn một hệ sinh thái hoàn chỉnh.
Việc cấm xe máy chạy xăng trong Vành đai 1 không chỉ đơn thuần là một chính sách môi trường.
Chính sách này đem lợi ích của hàng triệu người để hy sinh cho lợi ích nhóm của 1 vài thằng súc vật.
Nó là một hành động dọn sạch thị trường một cách có chủ đích.
Nó tiêu diệt đối thủ cạnh tranh lớn nhất của xe máy điện VinFast, đó chính là hàng triệu chiếc xe máy xăng đang hoạt động.
Nó tạo ra một nhu cầu khổng lồ, một thị trường bị cưỡng bức, và rồi chìa ra một giải pháp duy nhất, tiện lợi nhất, sẵn có nhất, đó chính là hệ sinh thái của VinFast.
Cái "đặc quyền" ở đây không phải là việc VinFast được nhận tiền trợ cấp, mà là việc cả một khu vực trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng nhất của thủ đô bị biến thành một phòng thí nghiệm xã hội, nơi người dân bị tước đi phương tiện di chuyển chính yếu để buộc phải sử dụng sản phẩm của một tập đoàn cụ thể.
Tao cho rằng đây là sự lãng phí nguồn lực xã hội một cách cưỡng ép và vô lý không thể tả được.
Bước vào cái hệ sinh thái đó của Vinfast , họ phải trả một cái giá cắt cổ cho chiếc xe, rồi hàng tháng lại phải è cổ ra đóng tiền thuê pin, một khoản phí cố định gặm thẳng vào thu nhập bấp bênh hàng ngày của họ.
Đó là chưa tính đến việc chi phí hành-là-chính để đi dăng ký chiếc xe điện mới mua này được phép lưu hành khỏi phải chờ dài cổ xếp hàng trước hàng triệu người khác.
Cái tiện lợi đó được mua bằng chính mồ hôi và nước mắt của họ.
Lựa chọn còn lại là những chiếc xe điện giá rẻ không rõ nguồn gốc, phần lớn là hàng Trung Quốc.
Chúng có vẻ là cứu cánh với giá mua ban đầu thấp hơn. Nhưng đó là một cái bẫy còn tàn khốc hơn.
Những chiếc xe này dùng pin sạc cố định. Một anh xe ôm sống trong khu nhà trọ chật chội thì lấy đâu ra ổ cắm mà sạc qua đêm, điều gì bắt buộc chủ trọ sẽ cho phép họ sạc pin dưới hầm để xe?
Thời gian sạc 8 tiếng là 8 tiếng mất thu nhập. Chiếc xe ọp ẹp đó không được sinh ra để cày ải trên đường phố, nó sẽ hỏng hóc liên tục, và mỗi lần hỏng là một lần nằm đường, mất khách, tốn tiền sửa. Cái giá rẻ ban đầu nhanh chóng trở thành một chi phí đắt đỏ trong dài hạn.
Đó là hình thức "dọn đường" ở cấp độ cao nhất: dùng chính sách công để định hình lại thị trường và trao lợi thế độc quyền cho một tay chơi đã được chọn trước.
Người lao động bị cưỡng ép bằng giấy mực, buộc phải vứt bỏ một tài sản còn đang hoạt động tốt, rồi phải móc hết tiền tiết kiệm, thậm chí vay nợ, không phải để đầu tư cho con cái ăn học hay cải thiện cuộc sống, mà chỉ để mua một công cụ mới, một tấm vé thông hành, để được phép tiếp tục cái công việc kiếm ăn khốn khó như trước đây mà không bị phạt.
Đó không phải là một khoản đầu tư, đó là một khoản tiền tô, một loại thuế tuân thủ trá hình mà họ phải nộp cho một hệ thống được thiết kế để làm lợi cho kẻ khác.
Một chế độ XHCN , dựng lên bằng chủ nghĩa Mác-Lênin do Đảng Cộng Sản lãnh đạo mà có thể dùng những cách không thể thô bỉ hơn của chính những cái mà họ học thuộc lòng ở trường chính trị Nguyễn Ái Quốc để đè nẹt giai cấp công nhân?
Chưa hề có một sự phản bội nào lớn lao hơn chính kẻ đi ngược lại lời hứa của chính nó.
Sự trớ trêu và thô bỉ nhất nằm ở chỗ, họ vẫn dùng đúng cái ngôn từ của chủ nghĩa Mác, vẫn nói về "liên minh công nông", trong khi hành động của họ lại đang tước đi cái cần câu cơm cuối cùng của người lao động.
Họ vẫn nói về "định hướng xã hội chủ nghĩa" trong khi chính sách của họ lại tạo ra sự bất bình đẳng và sự độc quyền còn hơn cả những xã hội tư bản sơ khai.
Đúng là chỉ cần học sách Mác xong nhưng sài “đúng” cách ta sẽ có thể tạo ra một hệ thống bóc lột còn ghê gớm hơn cả thời đại Marx đã sống, đã thấy nỗi đau tận cùng của công nhân nước Anh.
Thay vì cấm mấy những chiếc xe cũ nát và ép buộc các hãng xe máy như Honda, Yamaha, Suzuki bắt buộc phải bán xe đạt chuẩn Euro 5 , 6 thì đằng này vẫn là cái bệnh quản không được thì cấm , xiết cổ luôn cả ông chú chạy xe ôm đầu đường.
UBND Hà Nội định thực thi chính sách phi lý và tàn bạo thế nào đây?
Một người lao động bình thường, ví dụ một anh thợ xây ở quận Hà Đông, sáng phải chạy xe máy vào một công trình trong quận Hoàn Kiếm, sẽ bị xử lý như thế nào?
Đây chính là lúc bộ máy quyền lực và công nghệ phô diễn sức mạnh của nó.
Việc thực thi sẽ là một sự kết hợp giữa hai phương pháp: bạo lực kiểu cũ và giám sát công nghệ cao.
Ban đầu, để răn đe, chắc chắn mày sẽ thấy hình ảnh lập chốt và chặn bắt kiểu cũ.
Cảnh sát giao thông sẽ được dàn quân tại tất cả các ngả đường chính dẫn vào Vành đai 1.
Ví dụ như các nút giao lớn ở Xã Đàn, Đại Cồ Việt, Ô Chợ Dừa, Trần Khát Chân...
Bất kỳ xe máy chạy xăng nào đi qua sẽ bị tuýt còi, xử phạt tại chỗ. Cách này tạo ra hiệu ứng thị giác mạnh mẽ, gây ùn tắc kinh hoàng và tạo ra vô số cơ hội cho tiêu cực, nhưng nó chỉ là màn dạo đầu.
Phương pháp chính, hiệu quả và tàn nhẫn hơn, chính là cái mà tao gọi là "chơi công nghệ rồi đớp tiền ngân sách".
Họ sẽ không cần nhiều cảnh sát đứng đường.
Thay vào đó, một mạng lưới camera giám sát với công nghệ nhận dạng biển số tự động (ANPR) sẽ được giăng khắp các lối vào khu vực cấm.
Hệ thống này được kết nối thẳng với trung tâm dữ liệu.
Mỗi khi một chiếc xe máy mang biển số đăng ký là xe chạy xăng đi qua "ranh giới ảo", hệ thống sẽ tự động ghi nhận vi phạm.
Và rồi "phạt nguội" sẽ được gửi thẳng về địa chỉ đăng ký xe của mày. Mày không thể cãi, không thể xin xỏ. Hóa đơn cứ thế được in ra hoặc cuỡng ép từ tài khoản ngân hàng của mày với số CCCD đã liên kết và định danh mức 2.
Cách này về cốt lõi đã từng áp dụng được phạt các xe không dán thẻ thu phí tự động (ETC) đang được áp dụng ở các mạng lưới cao tốc hiện nay.
Cái hệ thống này còn được liên kết với hệ thống đăng kiểm và quản lý phương tiện.
Nếu mày không nộp phạt, đến kỳ gia hạn đăng ký xe hay bằng lái, mày sẽ bị chặn lại.
Muốn sống và làm việc, mày buộc phải tuân thủ.
Nhưng liệu các tập đoàn công nghệ sân sau có muốn và có được phép dùng năng lực thật sự của mình cho những dự án này không?
Vì nếu làm đồng nghĩa sẽ tham gia các khâu phát triển , vận hành, tu trì, nâng cấp về bảo mật lẫn chức năng hay lại tham nhũng có 1 ăn 10 như đống app khai báo y tế thời COVID?
Cái "đớp tiền ngân sách" nằm ở chính những hợp đồng mua sắm và triển khai hệ thống camera, phần mềm quản lý, trung tâm dữ liệu này. Nó là một miếng bánh hàng ngàn tỷ, một lý do hoàn hảo để chi tiêu công, và tất nhiên, nó sẽ rơi vào tay những công ty công nghệ sân sau đã được chỉ định.
Và những "đám" sẽ nhảy vào xâu xé cái miếng bánh ngàn tỷ này không phải ai xa lạ. Đó chính là những ông lớn quen mặt, một cái thế chân vạc gần như độc quyền trong các dự án công nghệ của chính phủ: Viettel, FPT, và VNPT.
Viettel: Gã khổng lồ của quân đội, có lợi thế tuyệt đối về hạ tầng viễn thông, an ninh mạng và quan trọng nhất là "uy tín chính trị". Họ có thể làm được những việc mà không ai khác được phép làm.
FPT: Tay làm thuê phần mềm lớn nhất khu vực. Năng lực công nghệ của họ là có thật, họ gia công phần mềm cho cả thế giới. Nhưng khi làm dự án cho nhà nước, họ chơi theo một luật khác.
VNPT: Ông lớn nhà nước già cỗi, có sẵn mạng lưới và mối quan hệ bám rễ sâu trong bộ máy hành chính.
Đây là ba con cá mập lớn nhất. Nhưng bên dưới họ còn có vô số các công ty công nghệ "sân sau" nhỏ hơn, những kẻ không có năng lực lõi nhưng có quan hệ, chuyên sống bằng cách nhận lại các gói thầu phụ từ ba ông lớn này.
Tao cho rằng khả năng cao sẽ gặp lại tình trạng không có nổi 1 cái hệ thống tập trung duy nhất nào lại lặp lại.
Bộ Công an sẽ có một hệ thống giám sát và dữ liệu riêng.
Sở Giao thông cũng có một trung tâm điều hành riêng.
Mỗi quận, mỗi huyện có thể lại có một dự án camera nhỏ của mình.
Chúng sẽ được xây dựng bởi các nhà thầu khác nhau, dùng công nghệ khác nhau, và kết quả là không thể kết nối đồng bộ, tạo ra một mớ hỗn độn vừa lãng phí vừa kém hiệu quả, nhưng lại tạo ra rất nhiều gói thầu để chia chác
Con số 2.100 tỷ ban đầu cho dự án của Hà Nội chỉ là phát súng lệnh mở màn.
Sau đó sẽ là hàng loạt các chi phí "phát sinh": chi phí bảo trì, chi phí nâng cấp phần mềm, chi phí thay thế thiết bị, chi phí đào tạo... không bao giờ có một con số quyết toán cuối cùng. Giống như các app chống dịch, không ai biết chính xác nhà nước đã đốt bao nhiêu tiền vào chúng, và hệ thống này cũng vậy.
Nó là một cái hố đen ngân sách. Và một hệ thống yếu kém thế này việc lộ dữ liệu cá nhân sẽ trở thành mỏ vàng của thời đại số.
Hệ thống thu thập dữ liệu di chuyển, lịch trình, phương tiện của hàng triệu người dân với năng lực bảo mật yếu kém, được xây dựng chắp vá bởi các nhà thầu chỉ quan tâm đến việc nhận tiền, nguy cơ dữ liệu này bị rò rỉ, bị bán cho các công ty quảng cáo, hoặc thậm chí bị các nhóm tội phạm khai thác là cực kỳ cao. Lịch sử của VNeID hay các app ngân hàng bị lộ thông tin đã chứng minh điều đó. ĐCM đám campuchia ngày nào cũng gọi nhá máy làm tao bực đéo chịu được
Và câu hỏi cuối cùng chắc chắc "Ùn tắc vẫn hoàn ùn tắc, nhưng phạt thì không trượt phát nào”.
Cỗ máy sẽ vận hành một cách hoàn hảo để tự động ghi nhận lỗi và gửi giấy phạt. Nó giải quyết được bài toán ngân sách cho chính quyền và tạo ra một công cụ kiểm soát xã hội hữu hiệu, còn việc mày có bị kẹt xe hay không, đó không phải là ưu tiên của nó.
Bây giờ hãy so sánh với thế giới. Có thành phố nào "bất thình lình" cấm xe xăng như vậy không?
Câu trả lời là KHÔNG.
Cách làm của Hà Nội là một dị bản, một kiểu "sốc trị liệu" mà không một thành phố văn minh nào dám áp dụng.
Hãy nhìn vào các case study kinh điển như London, Paris, hay Singapore. Chúng nó cũng hạn chế xe xăng dầu, nhưng cách làm hoàn toàn khác, dựa trên một nguyên tắc vàng: họ xây bệnh viện hoàn chỉnh trước khi gây bệnh.
London công bố kế hoạch về Vùng phát thải cực thấp (ULEZ) trước cả chục năm.
Paris cũng có lộ trình tương tự với hệ thống tem Crit'Air. Người dân có hàng năm trời để chuẩn bị, để thay đổi, để lựa chọn.
Trước khi cấm hoàn toàn vào năm 2035 , London đã có một hệ thống tàu điện ngầm (Tube) thuộc hàng tốt nhất thế giới và một mạng lưới xe buýt dày đặc hoạt động hiệu quả trong nhiều thập kỷ trước khi họ siết chặt việc dùng xe cá nhân.
Paris cũng vậy với hệ thống Métro và RER của họ. Giao thông công cộng phải trở thành một lựa chọn thực sự tiện lợi, nhanh chóng và rẻ tiền trước đã.
Ban đầu, họ không cấm. Họ đánh phí. Mày vẫn được chạy xe "bẩn" vào trung tâm London, nhưng mày phải trả một khoản phí rất cao mỗi ngày. Điều này cho người dân một lựa chọn: hoặc trả tiền, hoặc đổi xe sạch hơn, hoặc dùng phương tiện công cộng
Cách làm của họ là khuyến khích sự thay đổi bằng cách tạo ra các lựa chọn tốt hơn.
Bắc Kinh cũng không hề có một kế hoạch "bất thình lình" cấm tiệt xe xăng dầu vào năm 2025 như cái cách mà Hà Nội đang định làm.
Cũng như London và Paris phát triển giao thông công cộng trước rất xa.
Đối với xe máy, họ đã bắt đầu quá trình này từ những năm 1980.
Ngay từ năm 1986, Bắc Kinh đã hạn chế xe máy xăng trong Vành đai 3, rồi dần dần mở rộng ra Vành đai 4 vào năm 2000.
Đó là một lộ trình kéo dài hàng thập kỷ, không phải một cú sốc trong vòng một hai năm.
Đến nay, gần 200 thành phố ở Trung Quốc đã cấm hoặc hạn chế xe máy xăng, nhưng đó là kết quả của một quá trình dài hơi, đi kèm với sự bùng nổ của xe đạp điện và xe máy điện giá rẻ.
Đối với ô tô, câu chuyện còn khác xa hơn.
Hoàn toàn không có chính sách nào nói rằng Bắc Kinh sẽ cấm toàn bộ ô tô chạy xăng.
Đây là thông tin sai lệch của đám Seeder tung ra để doạ người dân.
Thay vào đó, chiến lược của họ tinh vi và thâm sâu hơn nhiều. Họ không cấm, họ bóp nghẹt sự sống của xe xăng và trải thảm đỏ cho xe điện.
Ở Bắc Kinh, muốn mua một chiếc xe xăng, tiền không phải là vấn đề lớn nhất, mà là có được một cái biển số.
Người dân phải tham gia một hệ thống xổ số với tỷ lệ trúng cực thấp, có khi phải chờ đợi cả chục năm trời trong vô vọng.
Trong khi đó, việc xin biển số xanh cho xe điện lại dễ dàng hơn rất nhiều. Đây là cách họ dùng rào cản hành chính để ép người dân phải tự nguyện chọn xe điện.
Chính phủ Trung Quốc tung ra những gói trợ cấp khổng lồ, các chương trình đổi xe cũ lấy xe mới, giảm thuế... để làm cho giá xe điện trở nên hấp dẫn hơn. Họ dụ dỗ chứ không phải ra lệnh.
Tao nghĩ sắp tới sẽ áp dụng mấy chiêu này ở Hà Nội, hãy chờ xem.
Hạ tầng giao thông cộng của Bắc Kinh là con quái vật về quy mô và tiện lợi mà VN chỉ có thể nằm mơ đến 50 năm sau mới đạt được.
Với hệ thống tàu điện ngầm (Subway) dài nhất thế giới gồm 29 tuyến và 523 nhà ga, tổng chiều dài gần 880 km.
Nó giống như một mạng nhện khổng lồ, vươn tới gần như mọi ngóc ngách của thành phố rộng lớn này, vận chuyển trung bình gần 10 triệu lượt người mỗi ngày. Tàu chạy vài phút một chuyến, sạch sẽ, đúng giờ. Một người dân Bắc Kinh có thể sống, đi làm, đi chơi một cách hoàn toàn thoải mái mà không cần sở hữu một chiếc xe cá nhân nào.
Bắc Kinh có hơn 2.200 tuyến xe buýt, với một đội xe khổng lồ gần 30.000 chiếc, và phần lớn trong số đó đã được "điện hóa". Các tuyến xe buýt được quy hoạch để kết nối với các trạm tàu điện ngầm, tạo thành một hệ thống liền mạch.
Ngoài ra còn quy hoạch đô thị theo đúng định hướng giao thông công cộng (TOD).
Họ không xây nhà rồi mới làm đường. Họ quy hoạch các khu đô thị, trung tâm thương mại, văn phòng xoay quanh các nhà ga tàu điện ngầm. Bước chân ra khỏi ga là có thể tiếp cận mọi dịch vụ.
Còn cách làm của Hà Nội là chặt chân người ta trước, rồi mới đưa cho họ một cặp nạng ọp ẹp (là hệ thống xe buýt hiện tại) và nói:
"Giờ thì đi đi".
Họ không tạo ra lựa chọn, họ tước đoạt lựa chọn.
Họ dùng mệnh lệnh hành chính để ép buộc sự thay đổi, bởi vì việc xây dựng một hệ thống giao thông công cộng thực sự tiện nghi và bao phủ toàn bộ như London hay Paris là một việc đòi hỏi tầm nhìn, tiền bạc và thời gian hàng chục năm, một việc mà họ không thể hoặc không muốn làm.
Thay vào đó, họ chọn con đường tắt, một giải pháp mang tính cưỡng bức để phục vụ cho một mục tiêu trước mắt: dọn đường cho một thị trường xe điện đã được định sẵn cho 1 Chaebol nửa mùa đang thoi thóp vì đống xe lỗ không bán được.
Trong báo cáo của mình, VinFast công bố giao được 36,330 xe điện trên toàn cầu trong Quý 1 năm 2025, một con số tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái .
Nghe thì có vẻ thành công.
Nhưng một phần rất lớn trong số xe này không phải được bán cho khách hàng cá nhân bên ngoài, mà được bán cho các công ty trong cùng hệ sinh thái.
Điển hình nhất là Xanh SM, công ty taxi điện cũng thuộc về ông Phạm Nhật Vượng.
Xanh SM chính là khách hàng lớn nhất, "ôm" một lượng xe khổng lồ để tạo ra con số giao xe đẹp trên báo cáo, tức là trao túi tay trái sang tay phải. Đây là một nghiệp vụ kinh doanh hợp pháp hoá, che giấu đống xe ế ẩm không bán được.
Thứ hai, và đây mới là phần cốt lõi, là nợ nần chồng chất và cỗ máy bơm tiền từ Vingroup. Các báo cáo tài chính mà VinFast nộp cho Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và các báo cáo hợp nhất của Vingroup đã phơi bày toàn bộ cơ chế này.
Trong báo cáo tài chính Quý 1 năm 2025, VinFast vẫn đang lỗ nặng. Khoản lỗ ròng lên tới 17,693 tỷ đồng (khoảng 712 triệu USD). Riêng lỗ luỹ kế lên đến 190.502 tỷ đồng (tương đương 7,5 tỷ USD), khiến vốn chủ sở hữu của VinFast âm hơn 65.400 tỷ đồng.
Doanh thu có tăng, nhưng lỗ vẫn phình to. Một công ty không thể tồn tại với mức lỗ như vậy nếu không có nguồn tiền từ bên ngoài bơm vào liên tục.
Và nguồn tiền đó đến từ đâu? Chính từ công ty mẹ và các ông chủ.
Các khoản cho vay và tài trợ trực tiếp: Báo cáo tài chính của VinFast ghi nhận rất rõ. Tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2025, Vingroup đã cho VinFast vay 30,571 tỷ đồng (khoảng 1.2 tỷ USD) . Chưa hết, Vingroup còn cam kết sẽ cho VinFast vay thêm tới 35,000 tỷ đồng (khoảng 1.4 tỷ USD) nữa cho đến năm 2026 . Ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ không hoàn lại cho VinFast 50,000 tỷ đồng, và đã giải ngân được 20,500 tỷ đồng tính đến cuối tháng 5/2025 . Tổng cộng, số tiền được cam kết bơm vào lên tới hàng tỷ đô la.
Bảo lãnh các khoản vay: Không chỉ cho vay trực tiếp, Vingroup còn phải dùng tài sản của mình để bảo lãnh cho các đợt phát hành trái phiếu của VinFast. Gần đây nhất vào tháng 6/2025, Vingroup đã đứng ra bảo lãnh cho lô trái phiếu trị giá 5,000 tỷ đồng của VinFast . Điều này có nghĩa là nếu VinFast không trả được nợ, Vingroup sẽ phải đứng ra trả thay.
Vậy Vingroup lấy tiền đâu ra để liên tục bơm cho VinFast?
Câu trả lời nằm ở Vinhomes, con bò sữa của cả tập đoàn.
Báo cáo của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như Fitch Ratings đã chỉ ra điều này từ lâu.
Trong một báo cáo vào đầu năm 2025, Fitch nhận định rằng xếp hạng của Vinhomes bị "hạn chế bởi hồ sơ của công ty mẹ Vingroup yếu hơn" .
Fitch cũng dự báo rằng "việc đốt tiền mặt liên tục tại mảng xe điện VinFast sẽ phần lớn được bù đắp bởi dòng tiền vững chắc của Vinhomes" .
Và họ đánh tụt trái phiếu xuống hạng BB- tức là hạng 'junk' (rác) nhằm kêu các nhà đầu tư quốc tế tránh xa ra, nếu có chơi phải chấp nhận đây là khoản đầu cơ cực kỳ rủi ro.
Đây chính là sự thừa nhận từ một tổ chức tài chính quốc tế: lợi nhuận và tiền mặt từ việc bán nhà của Vinhomes đang được rút ra để bù lỗ cho VinFast.
Hà Nội thực sự đang làm tất cả chỉ để cứu lấy 1 đế chế phân lô bán nền khỏi sự sụp đổ từ cái hố đen hút tiền vinfast.
"Ngân sách hỗ trợ 70% lãi vay ngân hàng trong 5 năm đầu":
Mày hiểu không? Tiền thuế của dân sẽ được dùng để trả lãi ngân hàng hộ cho VinFast khi nó đi vay tiền để xây dựng hạ tầng kinh doanh của chính nó.
"Hỗ trợ 50% chi phí giải phóng mặt bằng", "100% tiền thuê đất trong 5 năm đầu":
Nhà nước tiếp tục dùng tiền và tài sản công để dọn dẹp mặt bằng và miễn phí tiền thuê đất cho VinFast.
Và cú đấm cuối cùng: "Ưu tiên giao đất và hỗ trợ 100% tiền thuê đất... đến hết năm 2033" cho các nhà đầu tư theo hình thức PPP.
Đây là một món quà kéo dài cả thập kỷ. "Ưu tiên giao đất", đặc biệt là "trên vỉa hè", có nghĩa là không gian công cộng, vỉa hè của người đi bộ, sẽ bị xẻ thịt để giao cho một doanh nghiệp tư nhân xây dựng các trụ sạc độc quyền của nó.
Vì sao vậy?
Tình hình thanh khoản để chứng minh năng lực với các chủ nợ cực kỳ căng thẳng như màn treo chuông.
Vingroup có một lô trái phiếu quốc tế trị giá 500 triệu USD (khoảng 12.500 tỷ đồng) sẽ đáo hạn vào tháng 4 năm 2026. Đây là một khoản nợ bằng đô la, nghĩa là rủi ro tỷ giá sẽ làm nó phình to ra nếu đồng Việt Nam mất giá.
Chỉ riêng trong tháng 4 và tháng 5 năm 2025, Vingroup đã phát hành hàng loạt lô trái phiếu trong nước với tổng giá trị lên tới 13.000 tỷ đồng, và phần lớn trong số đó sẽ đáo hạn vào đúng tháng 4 và tháng 5 năm 2027. Đây là những khoản nợ có lãi suất cực cao, lên tới 12.5%/năm, một mức lãi suất cho thấy mức độ rủi ro và sự khát vốn của Vingroup.
Ngoài trái phiếu, Vingroup còn có hàng chục ngàn tỷ đồng nợ vay ngân hàng và các khoản vay hợp vốn khác.
Báo cáo tài chính quý II/2024 cho thấy tổng nợ vay của Vingroup là khoảng 222.400 tỷ đồng. Một phần đáng kể trong số này là nợ ngắn hạn và sẽ đến hạn trong vòng 1-2 năm tới.
Vậy con bò sữa Vinhomes có đủ sức để vắt ra tiền cứu mẹ không? Câu trả lời là KHÔNG. Đế chế bất động sản này đang phải đối mặt với một thực tại phũ phàng.
Thị trường bất động sản Việt Nam đã đi vào giai đoạn trầm lắng từ cuối năm 2023 và chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ. Sức mua của người dân đã cạn kiệt sau nhiều năm kinh tế khó khăn và lãi suất cao. Người ta không còn tiền để lao vào các dự án bất động sản như trước nữa.
Báo cáo tài chính quý I/2025 của Vinhomes cho thấy lượng hàng tồn kho của họ vẫn ở mức rất cao, lên tới hơn 55.730 tỷ đồng. Đây là những căn nhà, biệt thự đã xây xong hoặc đang xây dở nhưng không bán được. Nó là một đống vốn bị chôn chết, không tạo ra dòng tiền.
Dù Vinhomes vẫn báo cáo những con số doanh thu và lợi nhuận ấn tượng, nhưng khi bóc tách, phần lớn doanh thu đó đến từ việc "bán buôn" (bulk sales) cả một block dự án cho các nhà đầu tư lớn hoặc các công ty con trong hệ sinh thái (như VMI JSC). Doanh số bán lẻ cho khách hàng cá nhân thực tế đã sụt giảm mạnh. Việc này giúp họ ghi nhận doanh thu trên sổ sách, nhưng dòng tiền thực tế thu về có thể không tương xứng và bị trì hoãn.
Dù Vinhomes đặt ra kế hoạch doanh thu và lợi nhuận kỷ lục cho năm 2025, nhưng chính các nhà phân tích cũng thừa nhận kế hoạch này phụ thuộc rất nhiều vào việc mở bán thành công các đại dự án mới như Vinhomes Wonder Park hay Vinhomes Cổ Loa. Trong bối cảnh thị trường yếu như hiện nay, đây là một canh bạc cực kỳ rủi ro.
Kết hợp hai bức tranh này lại, mày sẽ thấy một kịch bản kinh hoàng. Một bên là "bức tường nợ" sắp sập. Một bên là "con bò sữa" đang kiệt sức, không còn đủ sữa để nuôi cả nhà. Dòng tiền từ việc bán nhà không còn đủ mạnh để bù đắp cho cái hố đen đốt tiền của VinFast và trả các khoản lãi vay khổng lồ hàng ngày.
Đây chính là cái thế "tiến thoái lưỡng nan" của Vingroup.
Họ không thể dừng lại.
Họ buộc phải tìm một nguồn tiền mới, một cú hích đột phá để sống sót qua giai đoạn 2026-2027. Và cái chính sách cấm xe máy ở Hà Nội, được thiết kế để tạo ra một cú sốc doanh thu nhân tạo cho VinFast, chính là một trong những lối thoát cuối cùng mà họ đang tuyệt vọng bám víu vào.
Và nếu VinFast vỡ nợ, chuyện gì sẽ xảy ra? Nó sẽ là một cú sốc địa chấn.
Niềm tin vào Vingroup sẽ sụp đổ.
Các nhà đầu tư sẽ bán tháo cổ phiếu VIC, VHM.
Các trái chủ sẽ đồng loạt đòi lại tiền. Các ngân hàng, đặc biệt là Techcombank, sẽ đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ xấu.
Toàn bộ đế chế, từ bất động sản, công nghiệp, đến bán lẻ, sẽ rung chuyển và có nguy cơ sụp đổ theo.
Đó là một kịch bản mà không một ai ở Ba Đình dám để nó xảy ra. Vingroup đã trở thành một thực thể "quá lớn để sụp đổ" (too big to fail). Sự sụp đổ của nó không chỉ là sự sụp đổ của một doanh nghiệp, mà là nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện, kéo theo sự bất ổn xã hội.
Vậy nên, họ phải hành động. Nhưng họ không thể công khai dùng ngân sách nhà nước để cứu một công ty tư nhân đang thua lỗ. Điều đó sẽ gây ra một sự phẫn nộ chính trị không thể kiểm soát.
Và thế là cái "giải pháp" thô bỉ và tàn nhẫn nhất ra đời: hy sinh quyền lợi và tài sản của hàng triệu người dân Hà Nội để tạo ra một dòng tiền nhân tạo, một cú sốc doanh thu cưỡng bức cho VinFast. Lệnh cấm xe máy chính là một cuộc phẫu thuật không gây mê, nơi người dân lao động bị biến thành vật tế thần để cứu một đế chế đang hấp hối.
Khi kết laị bài này mày và tao thấy gì?
Một câu đơn giản: cái Chaebol nửa mùa chỉ biết phân lô bán nền này đang dãy chết và trộm cắp cả một thủ đô, ép phải chạy bằng chính xe nó bán ra, dùng trụ sạc nó làm một cách "tự nguyện chạy vào đường vẽ sẵn".
From r/VietTalk