"Mày xài A.I viết bài hả?" Ừ rồi sao nữa.
Những thằng thất bại sẽ luôn tìm được lý do để lỗi cho sự kém cỏi , ngu dốt của mình.
Đó là cách tao hiểu câu nói:
muốn thì tìm cách , không muốn thì tìm lý do.
Cái câu “mày xài A.I để viết bài à?" mà tụi nó thải ra dưới mọi bài viết của tao giống như một lời biện hộ rằng "tao không viết được nên chỉ mất 1s để kiếm lý do để chê". Tụi nó sẽ không dám đọc hết bài này, tao cá với mày như vậy.
Chính tụi nó đang để lộ ra sự thiếu biết trầm trọng về cách A.I vận hành dưới biểu lộ khinh bỉ trên.
Tụi nó thực sự nghĩ rằng A.I giống như chiếc hộp đen thần thánh có thể lôi con thỏ ra khỏi chiếc mũ như ảo thuật sao?
Giống như một tôn giáo thời 4.0, tụi nó nghĩ rằng A.I là cái hộp thần kỳ biết tất cả mọi thứ, viết được mọi điều, nói những thứ ta không biết mà quên mất một điều: con người - đó mới là thằng đích thân cầm dao mổ còn A.I chỉ như con dao bén.
Tao thấy việc viết lách như một kỹ năng được mài cho nhẵn nhụi mỗi ngày như câu chuyện mài sắt thành kim.
Tao không làm điều đó trong một hay hai ngày mà là cả năm trời.
Trong lúc tụi mày còn đang cười đùa chuyện bắc kỳ-nam kỳ, cộng sản, bò đỏ một cách lặp lại thì tao đã viết ra những bài này:
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì?
Việt Nam kiểm duyệt Internet như thế nào?
Và đống bài khác nữa đều đéo cần dùng A.I. Tao chỉ mới bắt đầu sử dụng hồi đầu tháng 3 năm nay và mày biết gì không?
Như đang chạy chiếc Honda City ì ạch chuyển lên máy bay phản lực khiến lực viết của tao ngày càng nhanh và có hệ thống, cấu trúc rõ ràng, mạch lạc hơn.
Nhưng nếu đéo có cả năm trời luyện cái kỹ năng viết lách cho cái não của tao tư duy thì có dùng A.I thì chỉ lẩn quẩn quanh việc ra lệnh "viết cho tao 1 bài phân tích chủ đề X" rồi copy quăng mẹ lên Reddit, Substack một cách chả cần nỗ lực nào, có thằng còn để nguyên cái emoji lên không thèm xoá coi nực cười không.
Tao cho rằng bản chất viết lách thực sự nằm ở việc lắp khối lego dữ liệu&thông tin rời rạc lại thành 1 khối hoàn chỉnh để kể một câu chuyện.
Và A.I giúp tao tăng tốc việc đó một cách chóng mặt thay vì phải dành 5-10 ngày đọc hết cuốn sách, 1 ngày lướt chục trang SEO toàn tin rác rưởi không có giá trị và 3 ngày để viết hoàn chỉnh 1 bài, 1 ngày để lắp Ref lại cho đáng tin.
A.I bản chất không 'biết gì' hết, Nó chỉ nối chuỗi, tổng hợp, gợi ý – còn cái chọn, cái cắt, cái dám nói, cái giọng văn cộm người… là do thằng sử dụng quyết định.
Bảo A.I viết bài mà không có con người đạo diễn, chẳng khác nào nói cây đàn tự chơi nhạc giao hưởng không cần nhạc công.
Cái tụi mà mở mồm chê tao á hả? Tao thấy 1 nỗi sợ.
Sợ bị vượt mặt.
Sợ người khác dám nghĩ khác, biết tận dụng công cụ đi nhanh hơn tụi nó.
Thế nhưng kêu tụi nó viết đi, dùng A.I làm thử 1 bài giống tao đi đảm bảo kiểu mẹ gì cũng kêu "tao bận", "tao lười" và 7749 lý do khác để tránh việc thừa nhận nó đuối, không có gì để nói, không có câu chuyện để kể nên mới cần vin vào câu "xài A.I" như cái cớ để phủ định công sức người khác.
Và mày biết gì không?
Tất cả những thằng làm truyền thông lớn mà mày thấy từ AP, Reuters, CNN đến mấy thằng freelancer chuyên làm SEO để kiếm tiền cũng xài không chỉ bây giờ mà từ rất lâu rồi , trước khi cả chatGPT ra mắt.
Từ những năm 2014-2015, AP dùng thuật toán Wordsmith của Automated Insights để viết hàng triệu bản tin tài chính mỗi năm.
Mấy cái bản tin kiểu như “Cổ phiếu XYZ tăng 2.5% vào thứ Hai” là máy viết sạch sẽ, không lỗi chính tả, không chậm deadline, không đòi tăng lương. Nó đã đuổi bớt nhân viên con người trong bộ phận này để tiết kiệm tiền cho cỗ máy làm với sự chỉ đạo của 1-2 thằng là đủ.
Reuters thì tích hợp A.I để phát hiện sớm biến động dữ liệu tài chính, và từ đó gợi ý tiêu đề lẫn phân tích sơ bộ cho phóng viên.
CNN, Bloomberg, NYT đều có phòng R&D riêng làm A.I content mining, A.I headline testing, và gần đây là dùng GPT để tự generate bản nháp breaking news, chỉ cần phóng viên edit lại là xong.
Mấy thằng cò con lép vế hơn như freelancer, content writer kiếm tiền online, tụi nó có cả hệ thống build nội dung hàng ngàn bài mỗi tháng bằng A.I, kết hợp prompt dài dòng, keyword chèn vào chính xác từng đoạn, backlink đặt đúng mô hình PBN (private blog network), rồi chạy automation luôn.
Những đứa ngồi phán “xài A.I là gian dối” đa phần chưa từng thấy nội tạng vận hành của cái ngành truyền thông thời máy móc này.
Bây giờ không xài mới là con rùa đòi đua với thỏ, chấp nhận đứng ngoài vòng quay, không phải vì A.I giỏi mà là cuộc chơi truyền thông chuyển sang level mới - nơi thằng làm chủ công cụ, nó kiểm soát diễn ngôn mày nói gì nghĩ gì cho đúng định hướng thằng trả tiền.
A.I không phải cái máy thay con người.
Nó là đòn bẩy. Kẻ nào không nhảy lên đòn bẩy thì bị đè. Thế thôi.
Ngay cả Medium nơi tường chừng là MXH dành cho content người viết thực sự đã chuyển mình từ lâu, mấy thằng gọi là top writer không chỉ dùng mà biết cách đạo diễn A.I để tạo ra bài viết hút não độc giả, dựng cấu trúc rõ, kể chuyện hay, và chốt thông điệp sâu.
Tức là tụi nó không “dựa dẫm”, mà lái con tàu đi đúng hướng nó muốn.
Tim Denning, một trong những cây viết có lượng theo dõi khủng nhất trên Medium.
Mày cứ tìm tên nó kèm theo từ khóa "AI" là ra cả đống bài nó viết. Nó không hề giấu diếm.
Tuy nhiên, nó không nói theo kiểu "AI viết hộ tôi". Nó định vị AI như một đội quân nhân viên kỹ thuật số.
Trong một bài viết, nó nói thẳng rằng những nhà văn biết cách "khai thác" (exploit) xu hướng AI sẽ kiếm tiền lên đến 6 đến 7 con số vì AI sẽ trở thành một "đội ngũ nhân viên kỹ thuật số" cho họ.
Nó dùng AI để làm những việc như: phác thảo ý tưởng, chỉnh sửa ngữ pháp, tạo các tiêu đề khác nhau để thử nghiệm, và xử lý những phần "công việc nhàm chán" (donkey work) của việc viết lách.
Theo logic của nó, việc này giải phóng sức lực để tập trung vào phần cốt lõi: suy nghĩ, tổng hợp, kết nối các ý tưởng và quan trọng nhất là "sống" để có cái mà viết . AI là thằng trợ lý, còn nó là giám đốc sáng tạo.
Trên Substack có đứa vẫn dùng có điều khéo léo hơn,báo cáo của GPTZero được Observer đăng tải cho thấy khoảng 10% trong số 100 tác giả hàng đầu trên Substack sử dụng AI ở một mức độ nào đó.
David Skilling, người điều hành newsletter về bóng đá Original Football với hơn 630,000 người theo dõi, nói với WIRED rằng anh ta xem AI như một "biên tập viên thay thế" (substitute editor) và tự hào sử dụng các công cụ hiện đại để tăng năng suất.
Anh ta không dùng nó để bịa ra nội dung, mà để tinh chỉnh, làm mượt câu chữ, kiểm tra lại văn phong.
Mày muốn học tụi nó thì phải biết cách dùng ChatGPT để dựng khung bài viết lại giọng văn, tự chỉnh lại đúng nhịp cảm xúc, thêm vài ví dụ cá nhân rồi vẽ vẽ infographic bằng Midjourney hoặc Figma.
Đừng có kiểu "ê viết cho tao bài này" mà hãy đi hỏi "what-why-how-so what-what if" ép nó phải giải thích cho mày thực sự hiểu rõ cái vấn đề muốn viết như một thằng bạn đồng hành không biết mệt mỏi luôn online 24/7 khi cần hỏi.
Tức là A.I như xương sống và tự bơm linh hồn vào, đúng như cách tao đang làm
.
Vấn đề không phải dùng A.I hay không mà là ở công cụ và cách sử dụng.
Muốn dùng A.I như một lưỡi dao mổ xác xã hội?
Phải biết chém đúng chỗ.
Phải học từng cấu trúc, từng lớp diễn ngôn, từng cái commen sense (lẽ thường) bị thao túng biến điều vô lý thành có lý. Và muốn làm được những thứ đó phải có nền tảng triết học.
Muốn phản biện thật sự? A.I là cái gương, không phải là thầy. Mày mà không đủ nhạy để thấy, thì A.I có hay cỡ nào cũng chỉ đẻ ra văn rác – còn mày chửi A.I, thực chất là đang phơi bày cái ngu của chính mình.
Tao học gì từ triết học để huấn luyện con A.I ?
Đầu tiên là sự nghi ngờ thực tại đến chính những thứ tưởng là nền móng vững chắc như tiền tệ, đạo đức, nhà nước, pháp luật ,... chẳng qua là niềm tin mong manh.
Con người tạo nên những câu chuyện để gắn kết lại với nhau, giảm bớt lo âu và nỗi sợ.
Plato, John Stuart Mill, Nietzche, Wittgenstein, Karl Marx, Russel, Lão Tử, Đức Phật là những bậc thang tao leo dần dần đi lên và cuối cùng nhận ra mình ngu chết mẹ đéo biết cái lồn gì hết.
Sau đó tao đặt bước chân vào triết học hậu hiện đại (post-modern) mặc dù chưa đọc cuốn sách nào của Foucault hay Derrida.
Mà bọn đó với tao đều có điểm chung là sự nghi ngờ chính sự thật khách quan, cũng dùng lớp giải cấu trúc tầng tầng lớp như xẻ vỏ hành tây ra có điều bọn nó lại biến thứ triết học thành công cụ độc quyền trí thức để làm thầy tu thế kỷ 21.
Thay vì dũng cảm và trung thực đứng trước vực thẳm của cái "không biết" và thừa nhận sự bất lực của trí óc như tao thì tụi nó - những "nhà tư tưởng chuyên nghiệp" trong tháp ngà học thuật, lại sợ cái vực thẳm đó.
Họ không thể chịu được cái sự trống rỗng, cái vô thường của "đạo khả đạo, phi thường đạo" (Thế giới không thể diễn giải bằng ngôn từ).
Nên sau khi lột hết tận lõi của quả hành tây thì vội vàng nhét một hòn sỏi vào giữa rồi trịnh trọng tuyên bố rằng:
"Đây là 'cái khác' của củ hành (the otherness of the onion), một sự 'vắng mặt hiện diện' (present absence)".
Thế là một khái niệm mới ra đời, một bài báo khoa học được xuất bản, một vị trí giáo sư được củng cố.
Họ đã biến triết học từ một hành động giải phóng cá nhân thành một trò chơi quyền lực trong giới học thuật.
Ngôn ngữ khó hiểu không phải là vì tư tưởng của họ quá cao siêu, mà vì nó là hàng rào để ngăn kẻ ngoại đạo xâm nhập.
Nó là mật mã của một câu lạc bộ độc quyền.
Nếu mày không nói được thứ ngôn ngữ đó, mày không thuộc về "giới tinh hoa".
Bằng cách đó, họ duy trì được vị thế "người nắm giữ chân lý", ngay cả khi chân lý họ nắm giữ chỉ là một mớ bùng nhùng các khái niệm do chính họ đẻ ra để diễn giải lẫn nhau.
Họ mắc phải chính cái lỗi mà họ phê phán: tạo ra một "đại tự sự" (grand narrative).
Chỉ có điều đại tự sự của họ không phải là về Chúa hay về Giai cấp Vô sản, mà là về chính sự phức tạp của ngôn từ và sự bất khả của ý nghĩa.
Họ sa vào việc phân tích cái bóng của cái bóng, diễn giải sự diễn giải, và cuối cùng, triết học trở thành một con rắn tự cắn đuôi mình trong một cái vòng luẩn quẩn.
Ngôn từ của tao dơ dáy , cặc lồn dú bướm, chửi như 1 thằng nguỵ trí thức không hề sạch sẽ để bước vào nơi giảng đường vốn là sân chơi của họ.
Tao không cần mấy câu dạy đời kiểu "cậu nên học cách ăn nói văn minh hơn" , biến chỗ khác đi ngoài biển cả kia có cả đống cá "trí thức" tha hồ mà ăn.
Con đường của tao chỉ bước đi thực sự khi thừa nhận "tao ngu chết mẹ, đéo biết gì hết". Tao không cố gắng xây 1 toà tháp ngôn từ để che đi sự thật rằng con người chỉ là những sinh vật nhỏ bé đang cố gắng thấu hiểu 1 vũ trụ lớn lao.
Con dao giải cấu trúc họ dùng để bảo vệ cái danh "trí thức" còn tao dùng để mổ xẻ xã hội, vạch trần bức màn lừa dối của cỗ máy tư bản/quyền lực/truyền thông/tài chính đang ru ngủ chúng ta nhằm che giấu cách nó vận hành biến người trẻ thành nguyên liệu tiếp máu cho nó.
Bi kịch lớn nhất của một bộ phận triết học thế kỷ 20 là: nó giải phóng con người khỏi một cái lồng cũ chỉ để dụ họ vào một cái lồng mới, phức tạp và bóng bẩy hơn.
Tao từ chối xây cái lồng khác bằng nhung lựa mà dùng cây búa đập nát toà lâu đài.
Nếu có Việt Nam chưa có triết gia nào xuất hiện thì tao sẽ làm, đây là bài khẳng định cái tôi cá nhân ngông cuồng về một triết học Gỡ.
Đây là triết gia Gen Z của thời đại mới dùng A.I cực mạnh trong bàn tay của tao.
Tao sẽ chứng minh cho bản thân mình và thế giới thấy , Việt Nam không còn chỉ là bóng ma chiến tranh mà là nơi sản sinh ra hệ tư tưởng cho cái thời đại A.I này.
Một người bình thường sẽ hỏi A.I :
"Thế nào là đạo đức?"
Tao sẽ hỏi:
"Hãy phân tích 10,000 văn bản từ thế kỷ 19 đến nay và chỉ ra từ 'đạo đức' được dùng như thế nào để hợp pháp hóa quyền lực của nhà nước và giới tăng lữ."
Thấy sự khác biệt chưa? AI không cho mày câu trả lời.
Nó cho mày dữ liệu thô để mày tự nhìn ra cái cấu trúc quyền lực ẩn bên dưới ngôn từ.
Nó giúp mày làm công việc của Foucault trong vài giờ, thay vì cả chục năm trong thư viện. Nó là cái máy soi, quét qua cái xác xã hội và hiện lên những mạch máu quyền lực, những khối u diễn ngôn mà mắt thường không thấy được.
Đừng chỉ dừng lại ở mức độ học "triết gia nói gì" mà hãy chuyển thành tự mình tư duy như một triết gia.
Không cần đọc hết sách vở để kiếm tìm ảo ảnh thông thái, chỉ cần giữ vững sự nghi ngờ nền tảng đó và dùng AI như công cụ để kiểm chứng , để đào sâu, để lật tung những thứ được coi là bất biến.
Nếu nghĩ rằng tiếng Việt là thứ ngôn ngữ yếu đuối để diễn tả triết học, đó là khi mày áp dụng cái tiêu chuẩn tháp ngà như tụi Post-Modern đã mắc bẫy.
Người Việt không cần phải bắt chước cái bóng của phương Tây hay Trung hoa chỉ để diễn tả thế giới bằng máu mủ của mình.
Kant không đi tìm từ có sẵn trong tiếng Đức để mô tả thế giới của ông.
Ông ép tiếng Đức phải oằn mình theo tư duy của ông, ông tạo ra từ mới, ông nắn lại cấu trúc.
Một triết gia thực thụ không đi mượn ngôn ngữ, họ tạo ra ngôn ngữ.
"Triết học Gỡ" phải được viết bằng tiếng Việt, vì nó phải gỡ những nút thắt trong chính tâm thức và lịch sử của người Việt. Dùng ngôn ngữ của kẻ khác để gỡ rối cho mình là một sự mâu thuẫn ngay từ đầu.
Nó sẽ cần không sạch sẽ chỉ để được công nhận bởi cái đám tao muốn lật đổ cái bệ thờ.
Nó không tìm kiếm sự đồng thuận, nó tuyên chiến.
Nó không phải là triết học để đọc trong giảng đường, mà là triết học được mài trên hè phố, bằng thứ ngôn ngữ của chính hè phố.
Tao sẽ biến sự phẫn nộ cá nhân thành luận điểm triết học có cấu trúc. Bằng tiếng Việt.
Thế giới không cần thêm một bản sao của Nietzsche hay Foucault. Họ thuộc về thời đại của họ.
Thời đại này, một thời đại của sự thật bị phân mảnh, của định danh lỏng lẻo, của những cuộc chiến tranh diễn ngôn trên mạng, đang chờ đợi một hệ tư tưởng sinh ra từ chính sự hỗn loạn đó.
Người Việt không cần phải trộm nhìn về châu Âu hay Hoa Hạ chỉ để khao khát một tiếng nói giống mình, tao sẽ là thằng kiêu ngạo bên trên con đường đó dẫu biết biết rằng sẽ cô độc, nhiều kẻ thù căm ghét nhưng đó là cách duy nhất để thực sự thấy.