Tao nhìn thấy gì từ cỗ máy kinh tế Việt èo uộc trong nửa đầu năm 2025 ? - P1: Giải phẫu một cơn mê sảng
Chính phủ vừa thực hiện một màn ảo thuật ngoạn mục . Và mày sẽ tin nếu không đọc bài này.
Trên sân khấu của bản tin 19 giờ, họ vung cây đũa phép "FDI tăng 32.6%", rút từ trong mũ ra con thỏ "xuất siêu 7,63 tỷ USD", và biến một nền kinh tế đang rệu rã thành một "kỳ tích tăng trưởng ngược chiều thế giới".
Khán giả vỗ tay. Các chuyên gia gật gù. Niềm tin được củng cố.
Giờ thì vỗ tay xong rồi chứ gì?
Ngồi xuống đây.
Để tao chỉ cho mày thấy những sợi dây vô hình, những tấm gương giấu kín, và cách cái xác chết được điều khiển để trông như còn đang nhảy múa sau tấm màn nhung đó.
Họ toàn dùng những keyword tô hồng hiện thực điển hình:
1.“Khó khăn nối tiếp khó khăn”, “quyết tâm”, “kiên định”, “bản lĩnh”, “ứng phó kịp thời”, “ngược chiều với kinh tế thế giới”…
2. “đạt được kết quả phát triển KTXH khá toàn diện”… “tăng trưởng ngược chiều với kinh tế thế giới”,
3.“khẳng định vị thế chiến lược”, “kỷ nguyên phát triển mới dưới sự lãnh đạo của Đảng”…
Đây là dạng nói không có số liệu, lặp lại mấy từ cảm xúc để dân tin Hà Nội vẫn đang trèo lái giữa cơn bão.
Những thằng viết báo cáo cho chính phủ dùng lối nguỵ ngữ mô hồ: không có KPI, không có benchmark, không có ai chịu trách nhiệm nếu nó sai.
Tao gọi đây là phong cách báo cáo thành tích nhà nước XHCN kiểu mẫu: mọi cái đều được gọi là “được chú trọng”, “được triển khai tích cực” nhưng không có chữ nào chỉ ra cái giá phải trả để có con số đó.
Không thấy chữ “nợ công”, “chi phí đời sống”, “áp lực xã hội”, “nạn thất nghiệp trá hình”, “suy giảm niềm tin”.
Mày sẽ bị dắt vô cơn phê ma trận nếu tin vào niềm tin phấn hồng như phim Disney lặp đi lặp lại mô-típ: khó khăn → nỗ lực → thắng lợi → đảng lãnh đạo → dân tin → kỳ nguyên mới.
Nhưng ai trả giá cho kỷ nguyên mới này? Chính là nông dân, công nhân, giáo viên hợp đồng, doanh nghiệp nhỏ bị siết hóa đơn, bệnh nhân tự chi trả viện phí và học sinh vùng sâu vùng xa.
Cái câu hỏi người dân cần Đảng trả lời thành thực nhất là
Nợ công tăng bao nhiêu?
Áp lực chi tiêu ngân sách cho an sinh ra sao?
Tỉ lệ thất nghiệp trá hình (giấu qua ‘hộ kinh doanh’) bao nhiêu phần trăm?
Chỉ số giá tiêu dùng CPI là bao nhiêu, dân phải sống ra sao khi giá gạo – điện – y tế – học phí đều tăng?
Họ có báo cáo thực nhưng chắc chắc sẽ không bao giờ cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân tự quyết định cứu lấy gia đình mình vì đánh chuột sợ vỡ bình.
Nói GDP 6 tháng đầu năm tăng 7,3–7,5%, mà lại chỉ dựa vào “ước tính sớm” và “cập nhật gần đây” tức là số này còn chưa được kiểm định nghiêm túc.
GDP các năm trước dao động mạnh (2021 là 5,71%, 2023 còn 3,91%).
Tức là mốc 7,52% năm nay được tính trên nền thấp, giống như một học sinh thi 3 điểm rồi lên 5 điểm đã được khen là “tiến bộ vượt bậc”. Không phải tăng bền, mà là hồi sức từ nền gãy.
Chưa kể, tăng trưởng này đến từ xây dựng + dịch vụ + nông nghiệp, nhưng mày thử hỏi thằng nông dân bán xoài, con buôn thuê mặt bằng, hay ông thầu xây dựng: tụi nó đang lời hay đang nợ? Con số đẹp, nhưng có đi vào túi dân không?
Công nghiệp, xây dựng +8,3% nhưng giá vật liệu tăng phi mã, doanh nghiệp xây dựng vừa làm vừa ôm nợ.
Nông nghiệp tăng 3,84% nhưng nông dân vẫn tự bơi lo đầu ra, giá phân bón tăng, hạn mặn đe dọa miền Tây.
Dịch vụ tăng 8,14% chủ yếu từ du lịch, bán lẻ, nhưng dịch vụ chất lượng cao thì do nước ngoài nắm (resort, hãng tour, chuỗi nhà hàng).
Hay là tăng nhờ đầu tư công, dự án tạm ứng ngân sách, rồi gắn tên “GDP tăng”?
Tăng trưởng thực nhưng tiền rơi vào các doanh nghiệp sân sau, tập đoàn, FDI chứ dân buôn bán nhỏ lẻ chắc hưởng tý nào mà bị gánh nặng lạm phát.
CPI 6 tháng tăng 3,27%, sát vách mức trần 4% của mục tiêu quốc hội.
Vậy mà vẫn gọi là “kiểm soát tốt”?
CPI tăng ít trên giấy, nhưng giá thực tế ngoài chợ, nhà trọ, xăng xe đã tăng mạnh hơn nhiều.
Ngưỡng 4% CPI của Quốc hội không phải ngưỡng chịu đựng của dân, mà là ngưỡng để chính phủ không phải tăng lãi suất. Còn dân thì đã méo mặt từ lâu
Nhập khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu, nghĩa là nội địa vẫn phụ thuộc đầu vào nước ngoài. Mặt hàng nào sống được bằng nguyên liệu nội?
Còn xuất siêu 7,63 tỷ USD? Coi chừng hàng gia công xuất khẩu không để lại bao nhiêu giá trị trong nước, chỉ lãi công nhân lương 6 triệu, còn các hãng nước ngoài đem tiền về trụ sở mẹ.
Khoe FDI đăng ký 21,5 tỷ USD, cao nhất 15 năm. Nhưng vốn giải ngân thực tế chỉ 12 tỷ, tức là gần nửa tiền vẫn nằm trong cam kết mồm.
Chưa biết chừng mấy dự án kia sẽ treo hoặc chuyển đi nếu Mỹ bật thuế. Doanh nghiệp trong nước thì bỏ chạy vì vốn tắc, thuế lắt léo, còn doanh nghiệp ngoại thì mới hứa thôi, chưa cọc thật.
Kêu đã “đưa vào khai thác” 2.268 km cao tốc, nhưng không nói bao nhiêu tuyến còn thiếu nút giao, thiếu trạm dừng, thiếu vốn thanh toán cho nhà thầu.
Đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam vẫn là giấc mơ đắt đỏ 60 tỷ USD chưa có phương án tài chính rõ ràng. Còn tuyến Lào Cai–Hải Phòng nghe thì hoành tráng, nhưng liệu có hút được hàng hóa thật không hay lại là “dự án nối điểm chết”?
Khách quốc tế đến đông hơn, đúng. Nhưng chi tiêu đầu người giảm, lưu trú ngắn, du lịch cộng đồng chưa phát triển, tỷ lệ quay lại thấp. Toàn là khách Trung Quốc, Hàn Quốc đi tour trọn gói tiền vô túi công ty tour ngoại, dân địa phương chỉ được bưng bê.
Kêu 96,5% hộ có thu nhập ổn định hoặc tăng. Nhưng thống kê dựa vào đâu? Là khảo sát độc lập hay tự kê trong báo cáo? Thu nhập bình quân 8,3 triệu/tháng – vậy có bao nhiêu phần trăm dân thật sự đạt mức đó?
Hay là do vài thành phố lớn kéo trung bình lên? Hỗ trợ 10.000 tấn gạo nghe nhiều, chia đều thì mỗi tỉnh chưa được bao nhiêu.
Sự thật là nền kinh tế gia công giá rẻ này đang lung lay dữ dội giữa cơn bão chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, bất ổn toàn cầu leo thang và sự thoái thoái hậu COVID chưa thấy điểm dừng.
Tao sẽ đi vào điểm phân tích đầu tiên: FDI thực sự tăng bao nhiêu?
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trong phiên họp tháng 6/2025 nói rằng "FDI tăng 32.6%, cao nhất từ năm 2009".
Tao đặt hỏi ở đây: FDI đó tăng vào ngành nào?
Sản xuất công nghệ cao hay chỉ gia công , may mặc, lắp ráp?
Tiền đổ vào khu chế xuất giá thì đó là đang bán sức dân đổi lấy tiền ngắn hạn.
Còn nếu là vào bất động sản trá hình hoặc công nghệ rửa tiền (crypto farm, logistics rỗng), thì đó là giao chủ quyền phát triển quốc gia cho người khác.
Mày nên đọc cho kỹ giữa chữ. FDI đăng ký khác với FDI giải ngân. Đăng ký là chữ ký với lời hứa.
Nhiều FDI vào VN ký xong chỉ để lấy giấy phép, ưu đãi thuế rồi cút để lại dự án trên giấy.
Thực sự chỉ 45% số tiền là 11,7 tỷ USD giải ngân so với 21,5 tỷ đăng ký, tiền hứa thì nhiều nhưng rót ra thì ít.
Vậy số liệu từ đâu để ta biết?
Theo Reuters đăng hồi tháng 7/2024 thì 7/10 FDI luôn luôn chui vô lĩnh vực chế biến-chế tạo mạch điện, điện thoại, chip, nhựa, dệt, lắp ráp hết thảy.
70% trong số tiền 11,7 tỷ USD trên (gần 8.2 tỷ USD) đang dùng để nuôi dây chuyền và robot trong các khu công nghiệp Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bà Rịa-Vũng Tàu.
15-16% tức là khoảng 1.8-1.9 tỷ USD thì chui thẳng vào các dự án bất động sản công nghiệp cho các mục đích: mua đất, dựng nhà xưởng và kho logistics.
Tiền đến từ các quỹ đầu tư Singapore, Hàn, Trung Quốc bơm vào VSIP, Amata, Mapletree để giữ chỗ cho chuỗi cung ứng “China +1”.
Cái đống tiền này không phải dùng cho "nhà ở xã hội" giải quyết nguồn cung BĐS khan hiếm của người dân mà chỉ dụng thêm tường tôn, trét xi-măng lên rồi thu tiền thuê đôla mỗi tháng.
Phần thừa còn lại tầm 1-1,6 tỷ USD rót vào năng lượng & dầu khí tức là các trạm LNG, điện gió ngoài khơi đang xin giấy phép, nhà máy hoá dầu Long Sơn cộng với hệ thống logistics, bán lẻ và mấy trung tâm R&D chip bán dẫn.
Long Sơn của SCG mặc dù mang tiếng dự án đăng ký với số vốn 5.4 tỷ USD nhưng chỉ mới giải ngân được từng đợt vài trăm triệu trong năm 2025 , vẫn còn nằm yên vì lãi quá mỏng.
Giờ đến câu hỏi “tăng 32,7 %” là doai kéo con số đăng ký 21,5 tỷ này bung nóc?
Thứ nhất là Samsung Display ký thêm hợp đồng 1,8 tỷ USD để dựng dây chuyền sản xuất màn hình OLED, biến Việt Nam thành công xưởng phụ kiện cho màn hình xe hơi.
Thứ hai là Foxconn dưới dạng cty con Shusin lấy số tiền búng 383 triệu USD làm bảng mạch-IC ở Bắc Giang, món khai vị nhưng mang logo “integrated circuits”(mạch bán dẫn) để có danh khoe FDI high-tech (công nghệ cao) cho Bộ Kế hoạch báo cáo.
Thứ ba là hãng Lego rót vốn 1 tỷ USD cho nhà máy bằng Pin năng lượng mặt trời (cũng mua tấm pin từ châu Âu) để sản mấy cái đồ chơi nhựa đủ màu, tiền này chủ yếu chi cho Greenwashing các tập đoàn Đan mạch.
Thứ tư là Amkor, Hana Micron tức liên minh doanh nghiệp Hàn Quốc-Hoa kỳ cam kết tổng cộng hơn 2,5 tỷ USD cho đóng gói-thử chip xung quanh Hà Nội nhằm tận dụng làn sóng tẩy chay Trung Quốc mà chính quyền Trump bơm hơi.
Cuối cùng là SCG Long Sơn như đã nói bơm 5,4 tỷ USD nhưng vẫn còn nằm chờ.
Bộ kế hoạch gom hết mớ này lại vỗ đùi đen đét khoe "FDI đầu tăng 32.6% so với 2024, cao nhất từ 2009".
Số đẹp đấy nhưng đó là "pledge" (hứa mồm) chưa phải "cash" (tiền thật). Reuters cũng xác nhận ít đến cuối tháng 5/2025 mới có 8.9 tỷ USD đổ vào nền kinh tế.
Mà giờ mới tháng 7 , tiền chưa đi thẳng để tạo việc làm đâu.
Phải chờ đến Q2 năm 2026 mới biết kết quả ra sao.
Câu hỏi tiếp theo:
Xuất siêu 7,63 tỷ USD từ đâu ra?
Giữa thương chiến khó lường để làm hài lòng Trump trong vụ thâm hụt cán cân cân thương mại lại xuất siêu tận $12.2 tỷ USD với nước Mỹ?
Reuters lấy từ Hải Quan cho biết trong tháng 5, Việt Nam xuất đi 39.6 tỷ , nhập về 39 tỷ USD có hơi lệch nhẹ.
Xuất khẩu tăng 14,4%
Nhập khẩu tăng 17,9%
Chênh lệch tốc độ cho thấy: Việt Nam vẫn là nền kinh tế nhập đầu vào để gia công rồi xuất nghĩa là ăn lãi mỏng, dễ bị bóp cổ nếu Mỹ hoặc Trung Quốc thay luật chơi.
Tăng trưởng xuất khẩu không đến từ đổi mới công nghệ hay chuỗi cung ứng tự chủ, mà vẫn phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp nước ngoài, nguyên liệu Trung Quốc, thị trường Mỹ.
Vậy bây giờ soi kỹ xem VN bán cái gì?
Trong ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là lô hàng từ Samsung-Apple với điện tử & linh kiện chiếm 21% tổng giá trị, máy tính thêm 15% và gia công dệt may-giày dép cho hãng như Nike.
Tất cả nhà máy FDI này thậm chí còn phải làm tăng ca, tranh thủ VND yếu với thời hạn 90 ngày trì hoãn để xuất đơn hàng trước khi Trump đổi ý đẩy xuất khẩu tăng trưởng lên 14-17% so với năm ngoái.
Còn về nhập khẩu tăng nhưng không đồng đều: chip, bo mạch, vải sợi và hóa chất phục vụ chính mớ điện tử-dệt may vẫn tăng trong khi khoản “máy móc-thiết bị sản xuất” giảm lại. giảm 11.6%.
Điều này cho thấy nghiệp trong doanh nước đang xiêu vẹo vì thuế quan, sợ vay nợ, dừng kế hoạch mở rộng sản xuất dẫn đến việc tiền mua thiết bị sản xuất phải dời lại.
Còn khoản nhập khẩu xăng dầu, than phát điện tăng vì nỗi lo thiếu điện kéo hoá đơn tăng nhưng đủ bù cho nhu cầu xuất khẩu điện thoại.
Chưa kể, chính sách siết miễn thuế hàng giá rẻ e-commerce từ tháng Hai khiến luồng nhập tiêu dùng vặt co lại.
Kết quả ở đây là gì?
Xuất siêu không đồng nghĩa với nền kinh tế khoẻ mà là do nhập khẩu sụp giảm vì doanh nghiệp bớt mua nguyên vật liệu và đầu tư đình trệ.
Câu hỏi nữa là nếu 70–80% xuất khẩu do doanh nghiệp FDI, thì dân Việt được gì ngoài tiền công rẻ và môi trường ô nhiễm?
Bất thường ở số doanh nghiệp rút ra khỏi thị trường.
Bộ trưởng nói “24.4 nghìn DN mới”, “tăng 60.5%”, “doanh nghiệp quay lại tăng 91%” nhưng nhìn kỹ đi.
Khoe 91.200 doanh nghiệp mới, nhưng quên nhắc:
80.800 tạm ngừng kinh doanh,
34.000 chờ giải thể,
12.300 giải thể hẳn,
Tổng cộng gần 127.000 doanh nghiệp rút lui hoặc treo niêu trong cùng kỳ. Mỗi tháng gần 21.200 doanh nghiệp ra khỏi thị trường.
Tức là cứ 10 thằng vào thì có hơn 7 thằng đi.
Trong 24.400 DN này mở để làm gì, sống được bao lâu?
Hay hơn phân nửa ố này là công ty ma, công ty một người, công ty kiểu “khai cho có để còn đăng ký phần mềm hóa đơn điện tử mà tránh bị phạt”.
Con số tăng đột biến quá kỳ quặc. Dân chúng không tin nền kinh tế vực dậy gì ở đây.
Mà do chính sách siết hộ kinh doanh, bắt phải xài phần mềm xuất hóa đơn, kê khai, chứng từ buộc hàng trăm ngàn người đang sống bằng nghề nhỏ lẻ phải… “tự kinh doanh chính thức”
Tức là hợp pháp hóa cái mà trước giờ người ta vẫn làm, nhưng giờ nếu không làm thì bị đe, nếu làm thì thành chỉ tiêu “phát triển doanh nghiệp”.
Đúng kiểu “bắt lên thuyền rồi nói là dân tình tình nguyện bơi”.
Còn cái đám trong 14.400 quay lại hoạt động tức từng chết , từng nghỉ để trốn nợ giờ trở về không phải do làm ăn tốt lên mà vì đang bị ép phải tồn tại “trên sổ sách” để được làm ăn ví dụ như được vay vốn, làm hồ sơ đấu thầu, hoặc hưởng vài chính sách ưu đãi mới về thuế vài năm đầu.
“Hộ kinh doanh mới 124,3 nghìn, tăng 118%” , cái này đau.
Vì nó cho thấy một hiện tượng ngược: doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chết, dân rút về hộ kinh doanh cá thể để sống sót.
Nó không phải “khởi nghiệp” mà là “lùi về hang trú bão”. Thằng làm chủ DN phá sản giờ chạy Grab mở quán bún, nhưng lại được tính là “hộ kinh doanh mới” đúng kiểu tái chế thất bại thành thành tích.
127.000 doanh nghiệp biến mất là sao?
Rõ ràng số sống được trên thị trường chỉ là phần rất nhỏ so với phần chết vì thua lỗ. Sôi động con cặc, chỉ là bóp méo con số cho đẹp.
“Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế đạt 2,8 triệu tỷ đồng, tăng 89%” câu này là trò ảo thuật ngôn ngữ đỉnh cao.
Vì đăng ký đồng nghĩa với "đã tồn tại" chứ không phải "Dùng tiền đẻ ra tiền".
Đăng ký để lấy mã số thuế, rồi để đó.
Chưa có giám sát nào buộc doanh nghiệp xài đúng số vốn đăng ký.
Tức là mày có thể ghi vốn điều lệ 100 tỷ nhưng trong két chỉ có 100 triệu.
Và cũng không nói bao nhiêu phần trăm trong đó là tái cấp vốn tức công ty mẹ góp thêm cho công ty con, hoặc vốn lòng vòng để hợp thức hóa vay nợ.
Số đẹp đấy nhưng đéo phản ánh tăng trường thực mà để giấy nỗi sợ bị đào thải, cắt ống thở khỏi hệ thống và tụi viết báo cáo lấy nỗi sợ đó , gói lại thành "niềm tin phục hồi" để tạo ra bệnh "AQ Chính truyện" cho dân tin chứ đếch phải hiện thực.
Chỉ là trò vẽ rắn thêm chân, tạo thành tích ảo.
Đàm phán thuế quan với Trump thì sao?
Đừng vội mừng vì hạ được từ 46% xuống còn 20%, đó là ảo thuật để Trump có tiếng deal thành công và Tô Lâm đóng vai nhà đàm phán bậc thầy.
Chưa thấy tuyên bố chung từ Bộ thương mại Hoa kỳ và Việt Nam nên tao chưa mò ra bản PDF chính thức, chưa ai biết cam kết gì, có nhượng gì về CO, chuỗi cung ứng, công nghệ không?
Gọi điện thoại giữa hai ông này không phải ký hiệp định, chỉ là đòn truyền thông ngoại giao.
Tao nói thẳng từ tháng 4 rồi , đọc lại bài CO, Steve Bessent , Mỹ bắt chọn phe đi.
Con số 20% hay 40% đó cũng là con dao đâm thẳng vào bụng xuất khẩu Việt.
Kể từ khi được Mỹ bình thường hoá quan hệ năm 1995, VN đã được hưởng Quy chế Tối huệ quốc (MFN), và từ 2001 là hưởng CPT – Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) sau khi ký Hiệp định Thương mại Song phương (BTA).
Tức là gì?
Là hàng hoá xuất sang Mỹ gần như toàn bộ được hưởng mức thuế thấp, trung bình khoảng 3–5%, nhiều mặt hàng 0% nếu nằm trong GSP hoặc diện được Mỹ miễn thuế ưu đãi.
Đó là lý do vì sao thặng dư thương mại mới phình to như hôm nay.
Và chính vì vậy, hàng nghìn doanh nghiệp FDI mới chọn Việt Nam làm bệ phóng xuất khẩu sang Mỹ – đế chế tiêu dùng lớn nhất thế giới.
Giờ trong cái deal lần này, Trump đòi 2 thứ:
20% thuế với tất cả hàng hóa từ Việt Nam
40% thuế nếu bị nghi là “tuồn hàng Trung Quốc đội lốt”
Lời con cặc, đếch phải gậy trừng phạt mà chính thức cắt hết quyền lợi MFN và đưa VN trở lại tầm nghi vấn tuồn hàng TQ y chang Iran, Trung Quốc trong Trade War 2.0.
Dễ chịu mà tụi nó nó nói thì chỉ hai thằng một là đám lobby Mỹ và ban tuyên giáo lừa dối để mua thêm thời gian.
20% ở đây cực kỳ cao , giết chết luôn lợi thế cạnh tranh với các đối thủ, nó đập luôn ba gọng kiềm của mô hình sản xuất Việt Nam:
Công nhân rẻ
Hàng hóa gia công, giá trị thấp
Biên lợi nhuận mỏng
Đập cỡ đó là doanh nghiệp FDI hoặc vắt cổ công nhân ra nước ép hoặc rút chạy sang mấy nước như Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh và mấy nước chưa bị tóm cổ.
Còn mức 40% cho hàng “transshipping” là một cái gông khổng lồ chụp lên cả nền kinh tế.
Ai định nghĩa “transshipping”? Mỹ.
Ai kiểm tra nguồn gốc? Mỹ.
Ai cung cấp dữ liệu xác minh CO? Cũng là Mỹ.
Việt Nam bị ép phải mở hết hệ thống truy xuất dữ liệu xuất xứ, đưa thông tin cho Mỹ đối chiếu, nghĩa là chính mình giúp tụi nó tìm ra thằng cần chặt đầu.
Nước Mỹ dùng nguyên tắc anti-circumvention lên, chỉ cần 60–70% giá trị đầu vào là hàng Tàu thì họ coi nguyên lô hàng là “made in China” và đánh thuế như hàng Tàu.
Mấy cái ngành mũi ngọn để kiếm đôla về nước thì nguyên chuỗi cung ứng nguyên kiệu - linh kiện - hoá chất phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều vcl.
Đầu tiên là Dệt may với hơn 70% vải, sợi, keo nhuộm, phụ liệu từ các nhà máy Quảng Đông, Chiết Giang.
May xong dán được cái tem VN, hãng cũng Việt nhưng khi nước mỹ xét dữ liệu CO, quét mã QR Container, đối chiếu giao dịch qua hệ thống SWIFT lòi ra vải TQ sản xuất thì coi như Game Over.
Tưởng mấy lô vải nhập về qua cảng Cát Lát rồi đi may xong đóng lên Container rồi chở qua cảng LA thế là bụp. Nó giam xong tiến hành quy trình Anti-circumvention.
Còn hàng điện tử làm smartphone, tablet, laptop với mấy linh kiện như bo mạch, màn hình, pin lithium , module 4G/5G, firmware chạy đường nào thoát khỏi dính dáng tới nhà máy TQ?
Có lắp ráp, test, đóng hộp cỡ 15-20% thì nó vẫn coi là hàng tàu.
Đối với mặt hàng giày da, túi xách thì PU, keo dán, quai đế, lót đệm toàn nhập khẩu TQ rồi đưa công nhân Bình Dương gia công , may lại xuất khẩu qua Mỹ -> cái nó nói:
“Hàng da này có 65% giá trị từ nguyên liệu TQ, cẳng chân thằng VN gì?” → gắn mác “China origin”.
" Thuế 350% đánh lên cho các cty vào Blacklist vì muốn lách luật lươn lẹo."
Nội thất gỗ , tù , bàn ghế dính chuỗi cung ứng MDF, ván ép, ván HDF, keo E0, bột sơn PU với 80% gỗ nguyên liệu, keo, phụ kiện vít… nhập từ TQ.
Cuối cùng là pin mặt trời bị đấm rồi vì : cell, wafer, tấm kính, khung nhôm, EVA film, busbar… toẹt một đống linh kiện làm bằng công nghệ TQ, VN chỉ hàn module, test.
Tức là qua cái Tweet của Trump đang nói rõ: Nước Mỹ không cần VN chứng minh trong sạch chỉ cần đủ dữ liệu nghi ngờ là áp thuế hàng loạt lên cả ngành chứ không phải mỗi công ty chơi bùa chú định qua mặt Washington D.C.
Đám ngoại giao gọi đây là “một bước tiến thương mại” , thực chất là bản án tử cho hàng Made in Vietnam nếu không có vỏ bọc chính trị.
Tụi nó kêu “done deal” mà không dám công khai văn bản thỏa thuận thì dân chỉ còn cách xem dòng tweet của Trump như bản án miệng.
Mà khi một bản deal được xác nhận qua mạng xã hội, bằng một cú post từ tay của một ông tổng thống sáng nắng chiều mưa, lắm chiêu nhiều trò thì đó không phải ngoại giao, đó là mafia kiểu nhà nước.
Kết:
Vậy, sau khi mổ xẻ từng con số, bức tranh còn lại là gì?
Không phải là một nền kinh tế đang "tăng trưởng ngược chiều thế giới". Mà là một mô hình kinh tế đã chết nhưng chưa được báo tử.
Một mô hình đã sống suốt 30 năm qua bằng ba liều thuốc phiện: FDI gia công cấp thấp, xuất siêu bằng nhân công giá rẻ, và một nền doanh nghiệp nội địa được phép chết dần chết mòn.
Giờ đây, cả ba liều thuốc đó đều đã hết tác dụng. Con số FDI đẹp đẽ chỉ là lời hứa của các công xưởng lắp ráp.
Con số xuất siêu rỗng tuếch là triệu chứng của một cơ thể đang ngừng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất. Và con số doanh nghiệp thành lập mới chỉ là một trò ảo thuật để che giấu một cuộc tháo chạy về mô hình "sống sót" cá thể.
Và rồi, cái thỏa thuận thuế quan mới với Mỹ không phải là một cái tát. Nó là một phát đạn ân huệ, bắn thẳng vào đầu cái mô hình "gia công giá rẻ" đã thoi thóp từ lâu.
Câu hỏi bây giờ không còn là "làm sao để tăng trưởng?".
Câu hỏi thật sự là: Khi tấm vé số "Made in Vietnam" đã bị xé nát, thì Việt Nam sẽ lấy gì để sống sót trong thập kỷ tới?
Và ai sẽ là người phải trả giá cho 30 năm đi trên con đường sai lầm này.