Gen Z- Một thế hệ rác rưởi nằm thẳng không có lối thoát
Bài này dành cho thế hệ trẻ lạc lối trong cái gồng máy không có trái tim , vắt kiệt chính mình để đổi lấy 1 căn nhà mang gánh nợ 30 năm.
Tao viết cho mày nếu còn đang cố thở hoi hốp trong cái thế giới tra tấn mày không cần xiềng xích.
Báo đài cấy niềm tin Gen Z là thế hệ nổi loạn, không biết điều.
VTV24 thì tung video kích đẻ, than thở già hóa dân số, tiêu dùng chậm lại.
Nhưng đéo ai hỏi: Gen Z bọn tao muốn cái gì?
Hãy tưởng tượng mày là đứa trẻ sinh ra ở một làng quê nghèo, hẻo lánh ở Cam Túc, Hồ Bắc, Hà Nam vào những năm 80s, 90s hoặc đầu 2000s khi Đặng Tiểu Bình thực hiện mở cửa "mèo đen, mèo trắng nào cũng bắt được chuột", cho tự do buôn bán , dẹp bỏ cái đám Hồng Vệ Binh suốt thập niên loạn động do Mao khởi xướng.
Hoặc mày là đứa trẻ sinh năm 9x, 2k ở VN nhưng chả có khác biệt gì là mấy.
Mày cảm thấy nhiều cơ hội, việc làm mới và nghĩ đây là thiên đường?
Không đây chỉ là khởi đầu của địa ngục mà mày không có quyền chọn lựa nơi mình sinh ra.
Đời mày không phải cuộc sống, mà là một cuộc leo thang không có lan can. Một cuộc leo thang dựng thẳng đứng giữa trời, nơi nếu mày trượt một bước, không ai đỡ mày. Và dù có leo đến đỉnh, thì cái đỉnh đó vẫn là một sân thượng trơn trượt của một tòa nhà vay nợ.
Cả cuộc đời mày bắt đầu với lời hứa của những người lớn tóm gọn trong 6 chữ:
Dĩ học vấn vi nhi thượng - Nếu không đỗ đạt thì cả hệ thống từ gia đình, nhà trường , xã hội sẽ xem mày là rác rưởi bên lề , thứ còn chẳng đáng được để vào mắt.
Giờ tưởng tượng thế này , từ lúc Mẫu giáo đã sống trong cảnh thiếu thốn. Bố mẹ làm đồng, buôn bán tạp hoá , không có hưởng gì từ phúc lợi nhà nước hoặc có chăng chỉ là viên chức sống tạm bợ bằng đồng lương đói rách.
Ông bà , cha mẹ, cô chú dì dượng, thầy cô bạn bè hay tất cả những ai mày gặp, không quan tâm đến mày là ai, họ chỉ cần mày thuộc loại nào , để nhét vào đâu cho tiện tức là huấn luyện làm công cụ như cái bánh răng làm đúng điều người ta cần, đừng làm gì quá đáng.
Học để thi. Thi để chọn. Chọn để cắt. Cắt cho nhanh. Không ai được phép chậm. Không ai được phép lạc đề. Và không ai được sống là mình.
Từ năm lớp 6 tuổi , một đứa Trung Quốc (thử đổi lại thành Việt Nam xem?) đã bị nhốt trong một cơn ác mộng bảng điểm .
Học thuộc hán tự như một ngôn ngữ chết, đứa nào nhớ nhiều mặt chữ, quote được mấy câu kinh cú có vẻ phức tạp thì nó làm thần đồng, con người ta để chính mày bị áp lực vượt qua cái bóng đó - dù nó chỉ giỏi làm cái hệ thống muốn.
Mỗi ngày nhồi vào đầu chục từ, viết cho đúng nét , nhớ cho đủ nghĩa, sai một nét là sai cả bài -> đòn roi vọt, khiển trách, đội sổ, sỉ nhục công khai đang chờ đợi mày.
Còn về nhà hả? Chuẩn bị nghe thêm đòn thứ 2 từ người mày gọi là cha mẹ, có thể đánh bằng roi , có thể là lời gắt gỏng , cũng có khi là câu nói nhẫn tâm "điểm thấp thế này thôi sao?" và nó giết chết trái tim của một đứa trẻ, dù có chuyện gì xảy ra cũng sợ, nó sẽ nghĩ điều đầu tiên là: "Làm sao để che giấu không cho bố mẹ biết?" .
Nơi tưởng là tình thương, mái ấm thì chỉ là ngục tù sẽ trói chặt mày đến hết phần đời còn lại.
Nhưng không ai dừng lại tự hỏi:
Tại sao phải học như thế? Vì chữ nghĩa hay vì trò chơi chứng minh bản thân?
Sự bất công sẽ diễn ra khi mày thấy đám trẻ nhà giàu vào lớp mẫu giáo tư thục, được học song ngữ, đàn Piano, cờ vây, toán Logic. Trong khi con nhà nghèo học trường công đông nghịt, phụ huynh phải tranh giành từng slot như chơi vé số, giáo viên bạc đầu stress căng thẳng lo tiền gạo tháng này làm gì để ý tới học sinh. Bài tập của mày thì chép từ sách cũ. Kể cả Bộ giáo dục có quy định chuẩn , học cùng một chương trình thì điểm xuất phát không bao giờ là công bằng. Gia đình có tiền vẫn sẽ thuê gia sư, tìm thầy nổi tiếng, đút lót vô "lớp trọng điểm". Con nhà nghèo thì về nhà trông em, phụ bán hàng sau mỗi buổi học, làm bài dưới ánh đèn neon vàng cháy yếu.
Vậy cái chuyện công bằng , thoát nghèo bằng 1 kỳ thi ở đâu? Đừng có lấy thiểu số vài cá nhân nổi trội xong quên mất cả triệu mảnh đời không dứt nổi được cái ngôi làng toàn cát với sỏi.
Đã vào tiểu học, mày phải học thuộc lòng mọi thứ - đừng hỏi tại sao, đó là 1 tội lỗi vì dám nghi ngờ. Mày học để thi, không học để hiểu. Bố mẹ mày bắt đứng nhất lớp, vì "chỉ có học mới thoát khỏi đây". Mày bị mặc cảm , thấy nghèo là một tội lỗi, mày thấy đám nhà giàu dù mặc chung đồng phục nhưng đứa được gia đình chở đi học có khi bằng xe SH, có khi bằng xe Mercedes , có bàn học riêng còn mày hả? Học bằng đèn dầu, sai thì bị chửi dù chả muốn.
Lên trung học rồi áp lực bắt đầu siết cổ. Kỳ sinh tuyển sinh cấp ba quyết định mày có được vào trường tốt không? Mà trường chuyên lớp chọn ở tỉnh thôi đã là giấc mơ xa vời. Mày học ngày học đêm, vẫn bị giáo viên sỉ nhục nếu điểm kém. Mày ăn còn qua loa từng bữa, sợ hãi từng đợt đọc điểm số trước lớp. Từng thứ hạng trên tường làm mày muốn điên.
Nếu mày là con gái thì bị dạy như một chân lý "Học nhiều làm gì, sau này cũng phải lấy chồng , lo chuyện bếp núc con cái".
Nếu mày là con trai nghèo thì cũng chả khá hơn, "mày không có tiền, sau này ai dám cưới, dám gả con gái cho mày?"
Không ải hỏi mày thích gì. Chỉ có một câu duy nhất: mày có thi đậu không? Nếu không, mày chỉ là con số 0 tròn trĩnh, một thất bại của gia đình.
Và mày may mắn nếu đủ giỏi đậu vào ĐH của một trường tỉnh hoặc lên thành phố. Lên đó xong rồi làm gì?
Như một thằng nhà quê, một kẻ ngoại lai. Đám bạn mày mới quen có iphone, có internet, nói tiếng Anh lưu loát, dùng giọng phổ thông chuẩn.
Còn mày hả? Nói giọng địa phương đặc sệt, không biết phép xã giao, và nghèo rớt mồng tơi không dám đi chơi chung. Mày bị nhìn bằng ánh mắt khinh thường và bi kịch hơn là gì? Mày tự khinh thường chính mình bằng ánh mắt của kẻ soi xét.
Mày cũng hiểu "giáo dục bình đẳng" chỉ là tuyên truyền, có thể mày không mô tả được cảm giác uất ứ trong lòng nhưng mày hiểu được nó không cần lời. Kẻ có gốc thành phố thì đi chơi, học , thực tập, có nhà ngay trung tâm còn mày vừa học vừa làm thêm để trang trải kiếm sống, vừa cố giấu cái nghèo như bệnh giấu hủi, mua đồ hiệu, iphone , xe cộ bằng khoản vay tín dụng để giúp mày diễn tốt một cái vai trong xã hội.
Chênh lệch giàu nghèo - không chỉ là đồng tiền - mà còn là thế gới quan. Sống trong cùng một thành phố mà mỗi ngày thấy mình nhỏ lại, vô hình và nhục nhã. Vì đó là thành phố của lệ , của cái bữa cơm canh , có khi là gói mì ăn qua bữa không phải thành phố phồn hoa dành cho mày.
Mày ra trường rồi, cũng tốt giờ làm gì , không có quan hệ với ai cả. Công việc đầu tiên là làm sales, là phát tờ rơi, là dạy thêm, là nhân viên văn phòng quèn. Lương không đủ thuê nhà, ăn uống bủn xỉn, ki bo , cố gắng tiết kiệm, gửi tiền về cho bố mẹ.
Bạn bè cũ có người đã sang nước ngoài du học hoặc định cư. Có đứa cưới chồng giàu. Có đứa bỏ học làm tiktok kiếm tiền nhanh. Còn mày thì sao? Vẫn đang phấn đấu để mua nhà nhưng nhà ở đâu? Chỉ riêng ở tỉnh đã gấp 20 lần tiền lương. Ở quê thì nhà chỉ là cái xác bê tông vô dụng, lại phải vay tiền**, từ đó mắc nợ - không chỉ là nợ ngân hàng, mà là nợ đời.**
Gia đình không hiểu mày áp lực, sống thế nào. Đám bà con dòng họ vô duyên ưa soi mói lại hỏi "khi nào cưới vợ?", "Khi nào sinh con?", "Đi làm tháng bao nhiêu tiền?", "Không vay thêm tiền để mua nhà to hơn?". Mày cũng cười, cũng nói dối cho qua nhưng không dám nói sự thật: mày đã cạn rồi. Giấu nỗi tuyệt vọng vào dáng vẻ "tự lập" để tóc ba mẹ đỡ bạc thêm, bớt làm họ lo nữa. Nhưng trong lòng mày đã không còn là người sống - mà là vật chống chịu.
Mày chạy xe ngoài đường, toàn billboard “Giấc mơ Trung Hoa”. Trên mạng là mấy đứa mới 20 tuổi chạy siêu xe, livestream bán hàng, nói triết lý thành công. Trên TikTok, cả một thế hệ bị brainrot bởi sự hào nhoáng giả: trai đẹp, gái xinh, nhà to, đồng hồ hiệu. Mày bị đè bởi ảo tưởng tập thể, dù biết nó dối trá. Nhưng biết thì sao? Mày không thoát ra được, vì nếu không chạy, mày sẽ bị bỏ lại.
Nếu mày LGBT - thì vô hình, sống lặng lẽ.
Nếu mày là nữ - thì phải đẹp, ngoan, giỏi kiếm tiền, sinh con đúng hạn, cấm được có sự nghiệp riêng.
Nếu mày là nam, không có nhà, có xe, có sự nghiệp, có tinh thần quốc gia. Thì mày là cặn bã, thứ ký sinh xã hội, không được phép công nhận.
Xã hội không cho mày sống lệch, chỉ có một hình mẫu hoàn hảo và mọi thứ khác phải bị ép thẳng đúng cái khuôn đó.
Tóm lại, nếu mày sinh năm 80s, mày là sản phẩm của một đất nước đang chuyển mình bằng cách lấy xương người làm nền móng. Mày được dạy phải cố gắng nhưng không bao giờ được hỏi muốn gì. Mày sống để “trả nghĩa”, để “đền ơn xã hội”, để “không làm nhục quê nhà”. Nhưng không ai dạy mày cách sống cho chính mình.
Đến lúc mày 35 tuổi, mày đã cày hơn nửa đời, nhưng công ty bắt đầu nhìn mày như đồ cũ. Mày không còn trẻ để làm overtime, không đủ uy để lên chức, và chưa đủ vốn để nghỉ hưu. Mày bị kẹp giữa hai thái cực: quá già để được tuyển, quá nghèo để dừng lại.Và lúc đó, mày hiểu: mày không leo được nữa. Nhưng cũng không có đường xuống.
Chào mừng đến đời thật, không phải "giấc mơ trung hoa" - mà là giấc mộng đứt giữa chừng. Sau 35 tuổi, hết giá trị lợi dụng thì mày chỉ là con số thất nghiệp, không được xem là 1 con người.
Và mày muốn biết nỗi thống khổ đến từ từ đâu không? Để tao kể cho.
Sự ảo tưởng về trật tự cứu rỗi của sông Hoàng Hà
Mày sinh ra ở cái đất nước vĩ đại, 4000 năm lịch sử. Nhưng cái cấu trúc xã hội Trung Hoa - lại bị ám ảnh bởi thứ bậc, ganh đua, thi cử, phục tùng và sợ nỗi loạn không phải ngẫu nhiên mà có. Nó là kết quả tích lũy của hàng nghìn năm sống dưới đe dọa thường trực của lũ lụt, nạn đói và sụp đổ trật tự. Không phải triết học nào tạo ra văn minh Hoa Hạ mà chính lũ lụt tạo ra hệ thống cai trị.
Sông Hoàng Hà - cái nôi của văn minh Trung Quốc, cũng là mồ chôn của hàng triệu người mõi khi lũ về bất chợt, vỡ đê, dịch bệnh sau mùa nước ngập, mất mùa lan rộng. Một nền văn minh muốn sống sót không thể dựa vào cá nhân. Nó phải tập trung quyền lực, điều phối nhân lực, quản lý thủy lợi và từ đó, mô hình cai trị quan liêu - tập trung - phục tùng được dựng nên.
Người dân phải nghe quan "phụ mẫu chi dân".
Quan phải vâng lời vua.
Vua phải giữa thiên mệnh Ai sai vị trí -> cả hệ thống sụp.
Và trong cái logic đó, khoa cử tưởng là tiến bộ dân chủ chính là công cụ giữ ổn định đế chế.
Khoa cử bắt đầu khi nào?
Nó chính thức được thiết lập vào thời Tùy Đường (Thế kỷ thứ 7) nhưng phôi thai từ đời nhà Hán (khoảng thế kỷ 2 , 500 năm trước) khi Trường An bắt đầu tuyển quan lại qua khảo thí.
Nhưng đời thời Nhà Tống, hệ thống này mới thật sự trở thành trung tâm quyền lực xã hội, thay thế dần chế độ quý tộc cha truyền con nối. Sự lên ngôi của giai cấp Nho Sĩ - Đại Phu là một cuộc đảo chính âm thầm nhưng sâu sắc: không đổ máu, không lật đổ, nhưng thay đổi toàn bộ định nghĩa về "ai có quyền được cai trị.
Đám quý tộc có chịu để 1 đám biết chữ ngồi lên đầu?
Ban đầu thì không. Tụi quý tộc nắm quân phiệt cát cứ, địa chủ cũ, dòng họ lớn (đại gia tộc), ... vẫn nắm binh quyền, đất đai, ảnh hưởng tại địa phương nhưng dần dần bị vô hiệu hóa bởi công thức cực kỳ tinh vi của chính quyền trung ương:
Ngươi muốn quyền lực? Được, thi đi. Vượt qua kỳ thi thì sẽ có chức quyền. Còn nếu trượt thì nhà ngươi vô giá trị.
Cả xã hội bị nhiễm độc bởi 1 ý tưởng**: tri thức thì cao quý, nông dân thì thấp hèn, kẻ đọc sách mới đáng được tôn trọng.**
Và thế là, giới quý tộc chuyển từ cầm giáo mác sang cầm bút lông. Chúng gửi con đi học nho giáo, lập kinh các, thuê thầy về làm gia sư. Chính giai cấp đại chủ nuôi dưỡng tầng lớp sĩ phu và cả hai hợp lại thành một khối quyền lực mơi: vừa có tiền, vừa có bằng cấp. Đám này chính là tổ tiên của tầng lớp "phụ mẫu chi dân" cai trị xã hội nông nghiệp bằng đạo đức, lễ nghi và bài thi
Đám Nho sĩ ấy thiết lập quyền lực và cấu trúc ám ảnh đến nay ra sao?
Không chỉ thiết lập quyền lực hành chính mà thiết lập mô hình tư duy ám ảnh đến cả đứa trẻ sinh ra vào thế kỷ 21 này.
Không có sáng tạo, chỉ có chuẩn mực. Không được đặt câu hỏi, chỉ có phép tắc. Không có cá nhân, chỉ được làm tròn vai diễn. Học là để làm quan, gần với vua, không phải tìm kiếm sự thật, để biết kiến thức.
Từ đời này sang đời khác, cấu trúc ấy đẻ ra các giá trị tưởng chừng là bất biến, không được nghi ngờ:
"Hiếu đễ": nghe lời cha mẹ dù họ sai rành rành.
"Trung quân": Làm đầy tớ trung thành cho một hệ thống bất biến với vua đứng đầu.
"Tôn ti trật tự*": dập tắt mọi mầm mống phản khánh, vì trạt tự quan trọng hơn công lý. Nếu bất công mà vẫn được kiểm soát? Hãy để nó tiếp tục*
"Quân tử": không phải người sống thật mà là người diễn đúng vai.
Hệ quả của nó để lại không chỉ Trung Quốc mang căn bệnh mà cả khối Đông Á cùng với VN xây nên một xã hội dùng chức vụ định nghĩa con người, kỳ thi là cửa sinh tồn, và người trẻ từ nhỏ được huấn luyện để lừa dối cảm xúc của mình , gồng ép bản thân để lọt đúng khuôn của chuẩn mực ấy.
Cái hệ thống này không những giết chết sự sáng tạo, mà còn nghiền nát lòng tự trọng.
Một đứa trẻ 18 tuổi, nếu không vào được đại học tốt thì gần như bị gạch tên khỏi xã hội trí thức. Không ai dạy nó cách sống nếu không đỗ đạt. Không ai đưa nó công cụ để nuôi sống bản thân bằng cái nó yêu thích. Nghệ thuật, thủ công, nông nghiệp, cơ khí, lập trình ,tất cả đều bị xếp sau "bằng cử nhân". Chỉ cần mày không học đại học ,xã hội coi mày là phế phẩm.
Và trong lòng cuộc đua đó, là ganh đua giữa bạn bè nhưng được ngụy trang bằng vỏ bọc "phấn đấu cùng nhau". Ai cũng nói bạn tốt, nhưng điểm thi xong là so điểm, khoe rank. Bạn học không còn là người đi cùng mà là kẻ cạnh tranh ngầm. Một đứa khóc vì điểm thấp không được an ủi mà được bảo "lần sau cố hơn". Không ai được yếu. Không ai được sai. Và nếu mày chịu không nổi, mày là đứa "tâm lý yếu". Một xã hội trừng phạt cảm xúc con người, và ép mọi đứa trẻ thành máy thi đấu.
Cái quái thai khốn nạn nhất của hệ thống này là: nó giả vờ trung lập.
Nó bảo: ai cũng có cơ hội nếu cố gắng. Nhưng sự thật là: ai có tiền thì đường ngắn hơn. Ai có gốc thì ngồi ghế cao hơn. Còn mày phải cày xác 12 năm chỉ để được nhìn thấy cánh cửa người khác bước qua bằng tiền.
Và khi mày rớt đại học – không ai cho mày câu hỏi thật sự:
"Mày muốn sống đời mày thế nào? Mày có thể làm cái mày yêu thích ra sao? Nếu không học, mày vẫn là người, đúng không?"
Không. Họ nói:
"Đi làm công nhân đi."
"Không có bằng cấp thì đời mày tàn rồi."
Chính xã hội đã vứt đứa trẻ ra ngoài lề chỉ vì nó không hợp cái khuôn máy móc. Đó không phải là giáo dục.
Đó là chuỗi sản xuất người theo tiêu chuẩn công nghiệp, nơi ai không đạt chuẩn thì bị thải.
Đó là nhà máy nhân lực phục vụ tăng trưởng GDP, không phải trường học của người có cảm xúc.
Và chính hệ thống đó đã bóp chết hàng triệu thanh xuân – trước khi chúng kịp biết mình là ai.
Khoa cử bây giờ đáng sợ hơn cái thời chỉ dùng bút lông và tường thành, nó dùng App học tập, camera giám sát, bảng điểm điện tử và mạng xã hội tẩy não. Nhưng logic cũ vận hành nó vẫn còn đó:
Thi được -> làm người cai trị
Thi trượt -> làm dân bị trị
Đây không phải giáo dục mà là một cỗ máy lọc người theo khả năng phục tùng. Nền văn minh đó từng vĩ đại vì sinh tồn được giữa lũ lụt. Nhưng cũng chính vì lũ lụt mà nó chấp nhận hi sinh tự do cá nhân để giữ vững hệ thống.
Và cái bóng của nó vẫn đè lên người trẻ hôm nay – những người không còn tin vào thiên mệnh, nhưng vẫn phải chơi một trò chơi không do mình viết luật.
ĐCSTQ không tạo ra nó nhưng biết cách biến nó thành ác mộng công nghiệp hóa, toàn trị hóa, thị trường hóa cùng một lúc
Chúng tạo ra "người lao động biết điều" - những cá nhân bị nhào nặng bằng GDP, bị giám sát bằng định vị GPS và được thưởng bằng bằng nhà trả góp 50 năm. Có gì khác? Thay tứ thư ngũ kinh thành kinh tế học, năng suất và thành công.
Sau 1978, Đặng Tiểu Bình mở cửa kinh tế nhưng không hề mở cửa chính trị. Và đó là khoảnh khắc định mệnh: một quốc gia bước vào chủ nghĩa tư bản mà không có quyền phản kháng.
Không có công đoàn độc lập, không có bầu cử, không có tự do báo chí. Chỉ có làm ăn dưới sự chỉ huy, cho phép và ân huệ được trao bởi những tấm phong bì dưới gầm bàn.
Mỗi đứa trẻ lớn lên như một con người bị roi thúc từ lớp 1 đến lớp 12. Nhưng khác thời xưa, không chỉ cần điểm cao nữa. Mày cần kỹ năng, ngoại ngữ, chứng chỉnh, khả năng startup, EQ, IQ, body đẹp, làm tiktok và một câu chuyện "vượt khó truyền cảm hứng". Nghĩa là phải giỏi toàn diện, trong khi vẫn nghèo toàn tập.
Khi Đặng nói: “làm giàu là vinh quang”, câu đó trở thành chỉ thị đạo đức. Mày không giàu tức mày không vinh. Không vinh tức mày vô giá trị.
Từ đó, mọi thứ biến thành thị trường điểm số: điểm, trường, danh tiếng, quan hệ , tất cả có thể đo, bán, đầu tư. Mày không còn học vì muốn hiểu ,mà học để cạnh tranh. Và cạnh tranh không ngừng nghỉ là bản chất của chủ nghĩa Darwin giáo dục kiểu TQ.
Cải cách xong rồi, nỗi khổ còn tăng cấp nữa.
Nhà nước bỏ mặc phúc lợi, để dân tự lo.
Giáo dục bị tư nhân hoá ngầm ,ai có tiền thì được “bồi dưỡng”, học thêm, luyện thi chuyên sâu.
Đại học trở thành cổng thanh lọc đẳng cấp, không phải nơi học – mà là nơi “vượt vũ môn hoá rồng.”
Đời sống bị hóa chuẩn: nam phải có nhà, có xe; nữ phải trẻ, đẹp, sinh con đúng hạn. Không ai thoát khỏi quy trình bị chuẩn hóa như sản phẩm.
Và người trẻ sinh sau cải cách – 80s, 90s, 2000s – không còn có lựa chọn thật. Cái được gọi là “tự do” là sự tự do trong việc chọn gông cùm nào đeo lên mình. Chọn học nhiều, hay chọn làm nhiều?
Chọn cày 996, hay chọn rớt khỏi cuộc đua? Chọn gồng mình sống ở Bắc Kinh, hay trở về quê và bị coi là thất bại?
Không phải vì thiếu ăn mà vì sống cả đời đéo được hỏi: tao là ai?
Mày bị lập trình để đi từng bước y như cha mẹ mày:
Đi học để đậu
Đậu để đi làm
Làm để mua nhà
Mua nhà để cưới vợ
Cưới vợ để sinh con
Sinh con để nó tiếp tục vòng lặp Toàn xã hội nhồi vào đầu nếu mày dám chệch ra bên ngoài vòng lặp đó, mày là phế phấm.
4 cái không:
Không học ĐH -> vô dụng.
Không có nhà riêng -> không xứng đáng.
Không sinh con -> đồ phản quốc.
Không nỗ lực -> mày là kẻ nằm thẳng đáng khinh.
Và cái khủng khiếp lừa dối nhất:
Ngay cả khi mày thi đậu, làm việc chăm chỉ, đạt chuẩn mày vẫn bị sa thải ở tuổi 35. Vì lúc đó, mày “già quá, chậm quá, không linh hoạt.” Mày bị chính hệ thống mà mày phục vụ vứt đi như một cỗ máy hỏng.
Vì sao? Không phải vì mày dốt, mày đã rất cố gắng cày bằng máu và mồ hôi để bước lên từng bậc thang. Nhưng mày thất nghiệp vì hệ thống thừa, nó không cần mày.
Thừa nhân lực có bằng. Thiếu chỗ để những cái bằng ấy sống được. Tức là thừa giấy, thiếu đất cắm.
Sau 40 năm chạy đua theo mô hình "học ĐH để đổi đời", Trung Quốc (và cả VN) sản xuất quá nhiều cử nhân trong khi nền kinh tế không còn hấp thụ nổi.
Cải cách của Đặng Tiểu Bình đã tạo ra một niềm tin mê tín rằng:
Học đại học = Việc làm = Ổn định = Thành công.
Nhưng sau hàng triệu bằng tốt nghiệp được in ra mỗi năm, thì cái “việc làm ổn định” ấy đã bị chia nhỏ đến từng mảnh.
Tại sao lại thế?
Thị trường việc làm co lại. Tăng trưởng chậm. Các công ty cắt giảm. Khu vực tư nhân bị nhà nước siết chặt. Start-up chết non. Doanh nghiệp nước ngoài rút vốn. Những “công việc mơ ước” không còn.
Lực lượng cạnh tranh đông nghẹt. Một vị trí tuyển dụng nhận hàng trăm, hàng ngàn hồ sơ ai cũng là “ứng viên tốt nghiệp đại học top”. Mày không còn là đặc biệt ,mày là hạt cát giữa bãi biển cử nhân.
Tư duy tuyển dụng méo mó. Công ty không cần người “học giỏi”, chúng cần người trẻ, ngoan, không hỏi vặt, chịu overtime, biết nịnh sếp, rẻ. Mày có thể giỏi nhưng mày không ngoan kiểu máy móc thì mày bị loại.
Tuổi 25 đã “già”.
Tốt nghiệp mà không làm ngay thì hồ sơ mày bị coi là “có vấn đề”. Còn nếu mày làm một công việc tạm thời, sau đó xin việc đúng ngành – mày bị chê “lệch chuyên môn”. Trò chơi hoàn hảo đến mức không cho phép một bước sai.
Bằng cấp bị pha loãng.
Khi ai cũng có bằng, thì bằng không còn giá trị. Và để nổi bật ,mày cần “bằng cấp + kinh nghiệm + ngoại ngữ + quan hệ + thái độ tốt + không có yêu cầu lương”.
Một người trẻ không thể có tất cả. Nhưng hệ thống lại đòi tất cả.
Hộ khẩu – gông cổ vô hình. Mày học ở Thượng Hải nhưng quê ở Quý Châu? Mày không có hộ khẩu đô thị ,mày không được phúc lợi. Nhà tuyển dụng sẽ chọn đứa có gốc thành phố vì dễ quản lý. Mày bị loại – không phải vì kém, mà vì “sinh không đúng chỗ”.
Và đây là cú phản nghịch lớn nhất:
Cái hệ thống suốt trăm năm ca ngợi “duy học vấn nhi thượng” cuối cùng đã tự bóp nát học vấn.
Vì nó xem học là công cụ, không phải là con đường hiểu bản thân. Nó ép cả xã hội lao đầu vào trường học như một đường ống lọc người – nhưng khi người chui ra quá nhiều, nó đóng van đầu ra. Nó biến đại học từ giấc mơ thành nơi bắt đầu của thất nghiệp có bằng.
Và mày – dù học giỏi – cũng trở thành nạn nhân của một giấc mơ tập thể bị rút dây cắm.
Câu hỏi “học để làm gì?” giờ không còn là câu triết học. Nó là lời thì thầm đau đớn của hàng triệu người trẻ đứng trước email từ chối phỏng vấn – với bằng cấp đầy tủ và bụng đói.
Không phải mày phản hệ thống. Hệ thống đã phản mày trước.
Còn đám hưởng lợi từ hệ thống, mày nghĩ tới chưa?
[1]. Nhà nước – đặc biệt là chế độ toàn trị như ĐCSTQ: Hệ thống “ổn định” này là cấu trúc kiểm soát xã hội thông qua khuôn mẫu hành vi. Nếu ai cũng đi theo đúng giai đoạn:
học – làm – cưới – sinh – chết.
Thì nhà nước dễ tính, dễ quy hoạch, dễ cai trị. Khi dân lo thi đại học, lo trả nợ nhà, lo nuôi con, thì không có thời gian chống đối. Ổn định ở đây = tê liệt có tổ chức.
[2] Tư bản đỏ - giới tài phiệt nhà nước, lũ ký sinh trên máu người dân:
Cái vòng đời “đi làm – mua nhà” là mỏ vàng cho tập đoàn địa ốc, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục tư nhân. Người dân được dẫn dắt bằng ảo tưởng thành công cá nhân, trong khi thật ra toàn bộ dòng tiền của đời họ đã bị định tuyến:
Từ học phí → đến tín dụng tiêu dùng → đến khoản vay mua nhà → đến bảo hiểm sinh tử.
Cả cuộc đời trở thành gói đầu tư sinh lời cho một nhóm nhỏ đứng trên.
[3]. Giới cầm quyền địa phương – quan chức – và hệ thống trung gian:
Tụi nó ăn tiền từng chặn: đấu thầu giáo dục (thiết bị, SGK, hạ tầng), phân phối nhà ơ , thuế Bất động sản, đăng ký hộ khẩu, sinh con, đi học, chôn cất, báo tử. Cái vòng đời "ổn định" đó là vòng quay doanh thu ổn định, tha hồ mà rút ruột để "làm nhanh hay làm lâu".
Chỉ cần dân chúng ngoan thì dòng tiền không bao giờ dứt.
[4]. Tầng lớp trung lưu ăn bám hệ thống để "đảm bảo vị trị"
Những nguời đã có nhà, có sổ đỏ, có con trong trường điểm thì không muốn thay đổi vì bất cứ xáo trộn nào cũng đe dọa tài sản của tuị nó.
Bọn đấy trở thành bộ máy lặp đi lặp lại giấc mơ cũ cho thế hệ, không phải vì ác - mà vì sợ mất đi chỗ đứng.
Vậy ai viết ra cái kịch bản sống như con robot đó? Đó là sự kế hợp giữa:
Khổng giáo: quan niệm "tư thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ" -> đẫn đến cuộc đời tuần tự, ai làm đúng vai nấy, kể cả mày khổ thì do cái bộ máy đúng vị trí cho mày, đừng có đòi hỏi cải cách.
Chính trị xã hội thời Mao-Đặng: mọi người dân được quy định cặn kẽ trong "lộ trình sống lý tưởng" - không phải để mày hạnh phúc mà để dễ kiểm soát, dễ động viên, dễ huy động sức lao động rẻ mạt cho mấy công trình quốc doanh.
Chủ nghĩa tiêu dùng kiểu phương tây nhập khẩu sau 1978: nơi hạnh phúc = được thứ xã hội bảo là "đáng mơ ước": nhà, xe, đồng hồ xịn, con ngoan trò giỏi.
Mọi thứ được tổ chức như một đường băng:
Tuổi 6 → Vào tiểu học.
Tuổi 15 → Thi cấp 3.
Tuổi 18 → Thi đại học.
Tuổi 22 → Tốt nghiệp.
Tuổi 25 → Làm việc.
Tuổi 28 → Cưới vợ.
Tuổi 30 → Mua nhà.
Tuổi 32 → Có con.
Tuổi 40 → Lên chức.
Tuổi 50 → Có cháu.
Tuổi 60 → Hưu trí.
Tuổi 70 → Chết.
Nếu mày lệch khỏi timeline đó -> mày là rác. Toàn bộ xã hội sẽ đàn áp mày bằng lời khuyên, ánh mắt, định kiến và giọng điệu “lo cho tương lai”.
Mà thật ra, họ không lo cho mày. Họ lo rằng mày là tấm gương cho những đứa khác dám thoát. Vì nếu một người thoát ra khỏi timeline – thì cả cái trò chơi ổn định sẽ bị đặt câu hỏi. Câu hỏi đơn giản mà nguy hiểm:
Tao có thể sống cách khác không? Nếu có – tại sao tao phải đi theo lối mòn? Và ai đã đặt cái đường mòn đó dưới chân tao?
Đó là lúc ổn định chết và tự do sống lại.
Cái tít tao đặt ra ban đầu không phải để chê , mà là lời cảm thán cho một thế hệ "bỏ đi" vì gồng mình chịu cái khuôn khổ không hợp với cái bản chất cá nhân. Không ai chê sự ổn định nhưng nếu ổn định bằng cách giết chết chính mình thì đó là cách hủy diệt tàn bạo hơn cả Holocaust.
Nằm thẳng – không phải lười. Mà là đếch tin nữa.
Bai Lan – không phải thối rữa. Mà là nhổ mẹ cái mặt nạ “cố gắng sẽ đổi đời.”
Cái bọn trẻ Trung Quốc lẫn Việt Nam đang làm không phải là "phản ứng tiêu cực". Mà là hành động duy nhất còn lại khi bị hút kiệt xương tuỷ, sống như rác di động, học 20 năm để trở thành nô lệ KPI tuổi 25.
Mấy cái báo như VTV hay Chinadaily gọi đây là “nguy cơ với tăng trưởng.” Đúng. Vì hệ thống chỉ tồn tại khi con người tiếp tục chạy. Mày ngồi xuống là cả cái máy tăng trưởng dừng lại. Chúng nó không sợ mày phá. Chúng nó sợ mày không còn cố nữa.
Văn hóa 996 – làm từ 9h sáng tới 9h tối, 6 ngày/tuần là trại lao động trá hình.
Tiền không đủ sống, nhà không mua được, cưới cũng không nổi. Học thì học cho đẹp tủ xong ra bị chê không có kinh nghiệm. Được thuê rồi 3 năm sau bị đuổi vì “già” ở tuổi 35. Và khi mày nằm xuống tụi nó gọi mày là thối rữa. Nhưng chính chúng nó đã thối trước.
Bọn trẻ không muốn “bỏ cuộc.” Chúng chỉ không muốn chơi một trò chơi bịp. Trò chơi nơi mà con ông cháu cha leo thang bằng quan hệ – còn dân thường thì leo bằng máu. Trò chơi nơi mà mày cày xác 12 năm chỉ để được phỏng vấn bởi một đứa dốt hơn mày – nhưng có bố làm sở.
Mạng xã hội không “tiếp tay” lan truyền gì cả. Nó chỉ là nơi tụi trẻ tìm thấy nhau. Tụi từng tưởng mình là lỗi hệ thống, hoá ra là số đông bị dắt mũi.
Và còn gì trơ tráo hơn khi chính phủ – cái đám dựng nên hệ thống bóc lột đó – quay sang nói:
“Chúng ta cần khuyến khích tinh thần làm việc.”
Khuyến khích bằng gì? Bằng áp lực xã hội? Bằng nhồi “tự hào dân tộc”? Bằng livestream ca ngợi anh công nhân làm 3 job/ngày?
Cái đéo gì cũng khuyến khích, mà không ai dám gỡ gốc rễ:
Hệ thống tuyển dụng phi lý
nhà ở giá cắt cổ
phúc lợi nát như bã mía
Và một mô hình tăng trưởng lấy con người trẻ tuổi ra làm nhiên liệu, đốt xong rồi vứt như thứ hàng đã dùng?
Còn đám "chuyên gia" thì nói:
"Chúng ta cần hướng nghiệp, mở rộng thực tập"
Tụi nó thực sự nghĩ thanh niên thất nghiệp thì cần mấy cái workshop kỹ năng mềm à? Đéo, có con cặc.
Tụi trẻ không tìm việc nữa vì chúng nó biết "có việc" cũng chỉ là hình thức bị bóc lột.
Dân số giảm, kết hôn giảm, sinh con giảm - đừng đổ tại giới trẻ. Đổ tại cái mô hình xã hội đẻ ra con người rồi bóp cổ chết khi vừa bắt đầu biết mơ. Tụi tao đéo đẻ con nữa vì không muốn di truyền cho nó một nỗi khổ, một trò chơi không thể thắng.
Thế hệ này không lười. Nó tỉnh. Và khi nó tỉnh dậy - một đám già khốn nạn ăn trên xương máu bọn này phải run rẩy , phải nịnh nọt "đẻ con đi, để tao còn bóc lột".
Vì nằm yên không phải đầu hàng. Nằm yên là không thèm tiếp máu cho một cái xác đã chết tên là “giấc mơ trung lưu.”
Bài này bác viết rất hay, phân tích đúng thực trạng, đưa ra góc nhìn của thế hệ. Nhưng cuối bài em mong muốn bác đưa ra 1 chút giải pháp, không phải là hi vọng mờ ảo, mà là giải pháp nào đó. Nó không cần trọn vẹn, không cần hoàn hảo. Nhưng ít nhất với kiến thực sâu rộng, sự trải đời, bác hoàn toàn có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu hơn khiến chúng em cảm thấy mình còn có quyền tự do, có quyền làm thứ mình chọn trong 1 khuôn khổ nào đó. Giải pháp của em thay vì nằm thẳng nghĩ ngợi mà là nằm thẳng tự do.
- Ví dụ những người đứng đầu muốn chúng ta chi tiêu, thành con rô bốt mua sắm hàng hoá. Thì đơn giản là chúng ta tiết kiệm, ít mua sắm, không chỉ khiến việc làm thẳng yên tâm hơn, mà còn phản ứng một các nhẹ nhàng nhưng chết chóc với chính sách. Và tiết kiệm bằng cách nào? Như em đọc các bài khác của bác viết, cũng hiểu sơ sơ là tiền là do chính quyền chi phối. Thì cũng ta có thể chia nhỏ thành nhiều loại tài sản khác nhau. Dẫu các tài sản đó bị chi phối, nhưng giữa các loại hình tài sản vẫn có các nhóm lợi ích riêng, việc bất tuân giữa các nhóm nhỏ sẽ là khe hở nhỏ đủ để chúng ta tự do một phần và kiểm soát những gì thuộc về chúng ta. Em sẽ không quá đi sâu vì vốn em không biết gì.
- Ví dụ họ muốn chúng ta vâng lời thì chúng ta phải biết cách phản biện ngầm, phân biệt đúng sai, chấp nhận sự đa chiều của vấn đề. Rồi dần tự hình thành thói quen phản biện, cũng không sừng sổ, mất kiểm soát để họ biến chúng ta thành những ví dụ điển hình cho những kẻ bất tuân. Mà làm im lặng, nhưng vẫn có chính kiến riêng, đợi gió thuận chiều thì chúng ta sẽ đi theo.
- Họ muốn chúng ta cày cuốc, không suy nghĩ, vay mượn ngân hàng thì để mua tài sản quá giá trị thì đơn giản là không mua nữa. Tự mình quyết định cái gì thực sự thích, thực sự cần. Không phải theo KOLs, KOCs, các chuyên gia để thành con rối mua sắm của họ.
- Họ muốn chúng ta chết sớm thì chúng ta càng phải rèn luyện sức khoẻ, bảo vệ bản thân chủ động về bệnh tật và cả tiền bạc.
Những ý trên của em tuy hơi thiển cận nhưng có sự tự do nhất định, không phải chủ động tấn công bất kì chế độ nào cả. Mà chỉ là để tự nó đi đến hồi kết luôn luôn cần khi quá độ. Em rất mong bác có cái nhìn sâu hơn, đưa ra một bài toàn diện hơn để bọn em có kế hoạch nằm thẳng chủ động hơn, tốt hơn.
bạn nói đúng nhiều cái lắm
nhưng mình chỉ nói bạn thế này
một đàn cừu có 1 con chó chăn cừu thì ổn định
một đàn cừu mà từ 2 con chó chăn cừu thì sẽ loạn
ai biết kiến thức đúng thì làm chó chăn cừu
còn không thì làm cừu mà sống nhẹ nhàng qua ngày cũng được
đâu cũng là lựa chọn
mục tiêu lớn nhất là hoà bình
chứ chiến tranh thì cừu hay chó chăn gì cũng khổ ^^